A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1 (0,25 điểm). Các hệ sinh thái nhân tạo nước ta chiếm khoảng
A. 1/2 diện tích lãnh thổ.
B. 1/3 diện tích lãnh thổ.
C. 1/4 diện tích lãnh thổ.
D. 1/5 diện tích lãnh thổ.
Câu 2 (0,25 điểm). Năm 2019, trữ lượng thủy sản nước ta khoảng:
- A. 3,87 triệu tấn.
- B. 3,78 triệu tấn.
- C. 8,37 triệu tấn.
- D. 7,38 triệu tấn.
Câu 3 (0,25 điểm). Vùng có nguồn muối dồi dào nhất nước ta là:
- A. ven biển Bắc Trung Bộ.
- B. ven biển Nam Trung Bộ.
- C. ven biển Đồng bằng sông Hồng.
- D. ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4 (0,25 điểm). Những khoáng sản có giá trị bậc nhất ở vùng biển và thềm lục địa nước ta đang được khai thác là
A. cát và ti-tan.
B. đá vôi và đồng.
C. dầu mỏ và khí tự nhiên.
D. băng chảy và cát.
Câu 5 (0,25 điểm). Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố ở khu vực nào sau đây?
- A. Khắp trên cả nước.
- B. Ở vùng đồi núi.
- C. Cửa sông, ven biển.
- D. Vùng đồng bằng.
Câu 6 (0,25 điểm). Số loài sinh vật đã được xác định ở Việt Nam là hơn:
- A. 35 000 loài.
- B. 40 000 loài.
- C. 45 000 loài.
- D. 50 000 loài.
Câu 7 (0,25 điểm). Biển Đông thuộc đại dương nào?
- A. Đại Tây Dương.
- B. Thái Bình Dương.
- C. Bắc Băng Dương.
- D. Ấn Độ Dương.
Câu 8 (0,25 điểm). Vị trí điểm A11 trên đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là tại:
- A. đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
- B. mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên.
- C. Hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa.
- D. đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
- a. Nêu hiện trạng suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta.
- b. Cho bảng số liệu sau:
Câu 2 (0,5 điểm). Có đúng hay không khi nhận định: Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ chính sự sống của chúng ta?
Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
C | A | B | C | C | D | B | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1
a. Nêu hiện trạng suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta:
Đa dạng sinh học của nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng thể hiện:
- Suy giảm hệ sinh thái:
+ Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước bị suy giảm về diện tích, số lượng và chất lượng.
+ Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn ít, chủ yêu là rừng thái sinh.
+ Các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô bị giảm đáng kể.
- Suy giảm nguồn gen: suy giảm hệ sinh thái làm giảm số lượng loài, số lượng cá thể, từ đó làm suy giảm các nguồn gen quý hiếm trong tự nhiên.
- Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật: Khai thác rừng tự nhiên ảnh hưởng đến các loài thực vật, động vật, hoang dã. Một số loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt và các động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng....
b. Quan sát bảng số liệu và thực hiện nhiệm vụ:
- Vẽ biểu đồ
(Lưu ý: Học sinh cần chia tỉ lệ đúng theo số liệu đã cho, chính xác, chú thích đầy đủ, ghi tên biểu đồ.)
- Nhận xét: Diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam giai đoạn 1943 – 2020:
+ Giai đoạn 1943 – 2983: Diện tích rừng giảm mạnh (hơn 50%) từ 14,3 triệu ha (1943) xuống còn 6,8 triệu ha (1983).
+ Giai đoạn 1983 – 2020: Diện tích rừng tăng khoảng 3,5 triệu ha, từ 6,8 triệu ha (1983) tăng lên 10,3 triệu ha (2020).
+ Nhìn chung trong giai đoạn 1943 – 2020, diện tích rừng tự nhiên, của nước ta có xu hướng giảm do tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác quá mức... Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên trong những năm gần đây đang dần được mở rộng nhờ vào những chính sách bảo vệ và trồng rừng phủ xanh đất trồng đồi núi trọc...
Câu 2
- Nhận định “Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ chính sự sống của chúng ta” hoàn toàn đúng.
Giải thích: Vì bảo tồn đa dạng sinh học sẽ góp phần:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu để phục vụ nhu cầu của con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế.
- Ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phần loài, nguồn gen.
- Điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ môi trường, bờ biển.