Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 8 KNTT: Đề tham khảo số 2

<p>Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Lịch sử 8 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện</p>

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

       Câu 1 (0,25 điểm). Phong trào giải phóng dân tộc ở In – đô – nê – xi – a đầu thế kỉ XX có điểm nổi bật là:

       A. phong trào đấu tranh của công nhân phát triển đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản.

       B. giành được động lập bằng khởi nghĩa vũ trang đi liền với những cải cách duy tân đất nước.   

       C. xuất hiện phong trào cải cách duy tân đất nước theo gương Nhật Bản.

       D. tất cả các phong trào đều đặt dưới sự lãnh đạo của các tri thức phong kiến.

       Câu 2 (0,25 điểm). Một trong những chính sách đối ngoại nổi bật của triều Nguyễn là:

       A. duy trì mối quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.  

       B. khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu – Mỹ, kể cả nước Pháp.  

       C. khước từ mối quan hệ với nhà Thanh (Trung Quốc).

       D. Thực hiện chính sách bang giao hòa hiếu với nhiều nước trên thế giới.    

       Câu 3 (0,25 điểm). Nét nổi bật của tình hình xã hội dưới triều Nguyễn là gì?

       A. Xảy ra nhiều cuộc nổi dậy chống lại ách áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến.

       B. Xảy ra hàng trăm cuộc nổi dậy của nhân dân chống triều đình nhà Nguyễn.     

       C. Một số giai cấp, tầng mới được hình thành.  

       D. Xã hội ổn định và phát triển.  

       Câu 4 (0,25 điểm). Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam là gì?

       A. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân lực…

       B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cấm đảo Gia – tô và giết giáo sĩ.

       C. Nhiều nước phương Tây ráo riết chuẩn bị xâm chiếm Việt Nam.

       D. Phong trào đấu tranh chống triều Nguyễn nổ ra rầm rộ.

       Câu 5 (0,25 điểm). Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ở đâu?

       A. Vùng miền núi tỉnh Hà Tĩnh.

       B. Huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh)    

       C. Nghệ An  Hà Tĩnh.

       D. Vùng miền núi tỉnh Quảng Bình.  

       Câu 6 (0,25 điểm). Mâu thuẫn cơ bản, bao trùm trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là:

       A. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.    

       B. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.    

       C. mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản Pháp và tư sản người Việt.

       D. mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.

       Câu 7 (0,25 điểm). Cảng biển nào của Đại Việt đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng ở thời Lý – Trần?

       A. Vân Đồn (Quảng Ninh).

       B. Óc Eo (An Giang).

       C. Phú Quốc (Kiên Giang).

       D. Tân Châu (Bình Định).  

       Câu 8 (0,25 điểm). Điều nào sau đây chứng minh cho việc cư dân Việt cổ đã sớm có những hoạt động khai phá, xác lập chủ quyền biển đảo?

       A. Sớm nhận thức được vai trò của biển, đảo.

       B. Những bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy.  

       C. Ca dao, tục ngực phản ánh về biển.  

       D. Mở rộng khai phá các vùng đất mới.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

       Câu 1 (1,5 điểm). Hãy nêu tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX.

       Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là gì?  

       Câu 3 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng: Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để “khai hóa văn minh”? Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
A B B A B A A B

 

 B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

Tác động của chính sách cai trị, bóc lột của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất:

 - Về chính trị: Quyền lực nằm trong tay người Pháp. Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

 - Về kinh tế:

+ Việt Nam trở thành nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp.  

+ Kinh tế Việt Nam phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu, ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp. 

 - Về văn hóa, giáo dục:

+ Văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh (lối sống, trình độ học thức và tư duy). Đô thị phát triển ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.  

+ Cơ cấu xã hội bắt đầu thay đổi: Chiếm đa số vẫn là nông dân với cuộc sông nghèo khổ, xuất hiện tầng lớp mới (tiểu tư sản, học sinh, sinh viên); số lượng công nhân tăng nhanh, tập trung nhiều trong các cơ sở kinh tế chủ chốt của Pháp.  

Câu 2 (1,0 điểm).

Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương:

 - Về khách quan: Kẻ thủ là thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức để đàn áp những cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ, thiếu tính thống nhất…

 - Về chủ quan:  

 + Phong trào thiếu một đường lối lãnh đảo đúng đắn (diễn ra dưới ngọn cờ phong kiến – ngọn cờ Cần Vương vốn đã trở nên lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của lịch sử trong bối cảnh mới).

+ Thiếu một giai cấp lãnh đạo tiên tiến nên giữa các cuộc khởi nghĩa chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, thiếu tính thống nhất trong toàn quốc… 

=> Mặc dù vậy, phong trào Cần Vương vẫn có vị trí hết sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, vì nền độc lập, tự do của nhân dân ta, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.

Câu 3 (0,5 điểm).

Không đồng ý với ý kiến: thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để “khai hóa văn minh” .

Giải thích:

- Bản chất, ý nghĩa thực sự của “khai hóa văn minh” là đem ánh sáng của những văn minh phát triển cao, rực rỡ soi rọi và thúc đẩy sự phát triển của những nền văn minh thấp kém hơn. 

- Mục đích và chính sách cai trị thực dân phương Tây ở Ấn Độ và Đông Nam Á đối lập hoàn toàn với ý nghĩa của từ “khai hóa văn minh”: vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, độc chiếm thị trường tiêu thị, thực hiện chính sách “ngu dân”, cổ suy các hủ tục lạc hậu nhằm kìm hãm sự phát triển của nhân dân thuộc địa.  

Xem thêm các bài Đề thi lịch sử và địa lí 8 Kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi lịch sử và địa lí 8 Kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.