PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không đúng về tác động của biến đổi khí hậu tới thủy văn ở nước ta?
- A. Lưu lượng nước giữa mùa mưa và mùa cạn có sự gia tăng.
- B. Tổng lượng mưa trung bình năm làm lưu lượng nước sông biến động.
- C. Mùa lũ, số ngày mưa ở mức ổn định không gây nên các tình trạng lũ quét hay ngập lụt.
- D. Mùa cạn, lượng nước có xu thế giảm làm tăng nguy cơ thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Câu 2 (0,25 điểm). Ý nào sau đây là giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu?
- A. Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ.
- B. Cải tiến công nghệ để tiết kiệm nguồn năng lượng.
- C. Phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo.
- D. Thay đổi cơ cấu mùa vụ; lựa chọn các cây trồng, vật nuôi.
Câu 3 (0,25 điểm). Ở nước ta đất feralit chiếm phần lớn diện tích chủ yếu là do:
- A. mạng lưới sông ngòi dày đặc và địa hình nhiều đồi núi.
- B. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- C. xâm thực mạnh ở đòi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng.
- D. vùng đồi núi có độ dốc lớn và có tổng lượng mưa lớn.
Câu 4 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào để hoàn thành thông tin:
“Nhóm .... phân bố rải rác ở các .... có độ cao khoảng ..... trở lên, được hình thành trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới núi cao, nhiệt độ thấp khiến cho quá trình phong hóa, phân giải các chất hữu cơ diễn ra chậm nên đất giàu mùn, địa hình cao, độ dốc lớn nên tầng đất mỏng”.
- A. đất feralit – vùng núi – 1600 – 1700 m.
- B. đất feralit – tỉnh trung du và miền núi – 1600 – 1700 m.
- C. đất mùn trên núi – tỉnh trung du và miền núi – 1400 – 1500 m
- D. đất mùn trên núi – vùng núi – 1600 – 1700 m.
Câu 5 (0,25 điểm). Bề mặt châu thổ sông Hồng không còn được phù sa bồi đắp nên tồn tại các ô trũng, nguyên nhân là do:
- A. tác động của biến đổi khí hậu.
- B. có hệ thống đê chạy dọc hai bên bờ các dòng sông.
- C. lượng phù sa sông ngày càng ít.
- D. có hệ thống sông đào đưa hết nước sông và phù sa ra biển.
Câu 6 (0,25 điểm). Chế độ nước sông Cửu Long khá điều hòa do:
- A. dòng sông ngắn, dạng cánh cung, lưu vực lớn, độ dốc trung bình nhỏ.
- B. dòng sông dài, dạng chân chim, lưu vực lớn, độ dốc trung bình nhỏ.
- C. dòng sông dài, dạng nan quạt, lưu vực nhỏ, độ dốc trung bình nhỏ.
- D. dòng sông ngắn, dạng chân chim, lưu vực lớn, độ dốc trung bình lớn.
Câu 7 (0,25 điểm). Qúa trình khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long có điểm gì khác với quá trình khai khẩn đồng bằng sông Hồng?
- A. Là nền tảng kinh tế nông nghiệp.
- B. Là quá trình cải tạo, thích ứng với tự nhiên.
- C. Là quá trình đắp đê, trị thủy.
- D. Là vùng đất hoang vu.
Câu 8 (0,25 điểm). Nguyên nhân hình thành đất feralit có màu đỏ vàng ở môi trường nhiệt đới là do:
- A. sự rửa trôi của các bazơ dễ tan như Ca+, K, M+.
- B. sự tích tụ của ôxít sắt.
- C. sự tích tụ ôxít nhôm.
- D. sự tích tụ ôxit sắt và ôxít nhôm.
PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm).
- a. Trình bày đặc điểm và giá trị sử dụng của nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa.
- b. Tại sao trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau?
Câu 2. (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm gây nhiều thiệt hại nhưng cũng mang đến một số nguồn lợi cho đồng bằng này”. Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân, em thấy ý kiến này đúng hay sai, em hãy làm rõ ý kiến trên.
Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
C
D
B
D
B
B
B
D
- B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm).
- a. Đặc điểm của nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa.
- b. Trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau, vì:
Câu 2. (0,5 điểm).
Ý kiến “Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm gây nhiều thiệt hại nhưng cũng mang đến một số nguồn lợi cho đồng bằng này” hoàn toàn đúng.
Giải thích:
+ Thiệt hại của lũ: gây ngập úng, vỡ đê, tràn ao làm đời sống nhân dân sinh hoạt khó khăn, dịch bệnh phát triển.
+ Nguồn lợi của lũ: Bồi đắp phù sa màu mỡ, cung cấp nguồn tôm cá theo lũ, làm nhà bè nuôi trồng thủy sản sống chung với lũ.
=> “Sống chung với lũ” là phương châm của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.