Trắc nghiệm Địa lí 11 Chân trời bài 5: Một số tổ chức quốc tế và khu vực (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 bài 5: Một số tổ chức quốc tế và khu vực (P2) - sách Địa lí 11 chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?

  • A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  • B. Thị trường chung Nam Mĩ.
  • C. Liên minh châu Âu.
  • D. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

Câu 2: Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?

  • A. APEC và ASEAN.
  • B. EU và ASEAN.
  • C. NAFTA và APEC.
  • D. APEC và ASEAN.

Câu 3: Liên hợp quốc (The United Nations – UN) là một tổ chức quốc tế được thành lập vào:

  • A. 02/09/1990
  • B. 30/04/1975
  • C. 07/05/1954
  • D. 24/10/1945

Câu 4: Năm 2020, UN có bao nhiêu thành viên?

  • A. 199.
  • B. 197.
  • C. 195.
  • D. 193. 

Câu 5: Việt Nam là thành viên chính thức của UN từ năm:

  • A. 1977.
  • B. 1975.  
  • C. 1954.  
  • D. 1945.  

Câu 6: Trụ sở của UN đặt tại thành phố:

  • A. Paris (Pháp)
  • B. Moscow (Nga)
  • C. Washington (Hoa Kỳ)
  • D. New York (Hoa Kỳ)

Câu 7: Đâu không phải một tổ chức của hệ thống Liên hợp quốc?

  • A. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
  • B. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO)
  • C. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)
  • D. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Câu 8: Đâu không phải một nhiệm vụ của UN?

  • A. Hỗ trợ phát triển bền vững và hành động vì khí hậu.
  • B. Đảm bảo an ninh tài chính toàn cầu.
  • C. Bảo vệ quyền con người.
  • D. Cung cấp viện trợ nhân đạo.

Câu 9: Liên hợp quốc có nhiệm vụ chủ yếu nào sau đây?

  • A. Giữ vững luật quốc tế, ổn định tiền tệ.
  • B. Giám sát tài chính, tình hình biến đổi khí hậu.
  • C. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
  • D. Hỗ trợ lương thực và hàng nhập khẩu.

Câu 10: Mục tiêu hàng đầu của Liên hợp quốc là

  • A. duy trì một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.
  • B. bảo vệ môi trường, nhân quyền, phát triển bền vững.
  • C. giải quyết và ngăn ngừa xung đột, viện trợ nhân đạo.
  • D. thúc đẩy dân chủ, ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế.

Câu 11: Quỹ tiền tệ Quốc tế thành lập vào năm nào?

  • A. 1944. 
  • B. 1945.
  • C. 1946. 
  • D 1947. 

Câu 12: Việt Nam là thành viên chính thức của IMF vào năm nào?

  • A. 1956.

  • B. 1966.

  • C. 1976.
  • D. 1986.

Câu 13: Đến năm 2020, IMF có bao nhiêu quốc gia thành viên?

  • A. 190.     
  • B. 193.
  • C. 195.
  • D. 197.

Câu 14: Đâu không phải là nhiệm vụ của IMF?

  • A. Thu thập dữ liệu và đưa ra các dự báo kinh tế cho các nước; hỗ trợ kĩ thuật và đào tạo để giúp chính phủ các nước thực hiện chính sách kinh tế hợp lí
  • B. Cung cấp các khoản cho vay; hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên khi có yêu cầu
  • C. giám sát và thúc đẩy tổ chức và quản lý hệ thống thương mại quốc tế.
  • D. Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán

Câu 15: Câu nào sau đây không đúng về WTO?

  • A. WTO có trụ sở đặt tại Berlin (Đức). 
  • B. WTO ngày càng kết nạp thêm nhiều thành viên và trở thành tổ chức thương mại lớn nhất trên thế giới.
  • C. Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007.
  • D. Năm 2020, tổ chức có 164 thành viên.

Câu 16: Đến năm 2020, Tổ chức thương mại thế giới có bao nhiêu quốc gia thành viên?

  • A. 154.
  • B. 164. 
  • C. 174.
  • D. 184. 

Câu 17: Đâu không phải một nhiệm vụ của WTO?

  • A. Thúc đẩy việc thực hiện những hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO
  • B. Tổ chức diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương
  • C. Hỗ trợ các quốc gia thành viên xây dựng dự toán ngân sách hằng năm
  • D. Giải quyết các tranh chấp thương mại; giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia

Câu 18: Nước nào sau đây không phải thành viên của APEC?

  • A. Papua New Guinea.   
  • B. Canada. 
  • C. Peru.  
  • D. Ấn Độ. 

Câu 19: Đâu không phải nhiệm vụ của APEC?

  • A. Phối hợp trong xây dựng và triển khai các sáng kiến hành động dựa trên những chính sách, thoả thuận đạt được trong khu vực.
  • B. Khuyến khích hợp tác kinh tế – kĩ thuật giữa các thành viên; điều chỉnh các quy định và tiêu chuẩn trên toàn khu vực
  • C. Thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư trong khu vực
  • D. Giải quyết các tranh chấp thương mại; giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia

Câu 20: Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương được thành lập vào?

  • A. 11-1989.
  • B. 11-1899.
  • C. 11-1999.
  • D. 11-1889.

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng về Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)?

  • A. Ban thư kí thường trực APEC có trụ sở tại California (Hoa Kỳ).
  • B. APEC được thành lập vào tháng 11 – 1989
  • C. APEC được thành lập nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực.
  • D. Năm 2020, APEC có 21 thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của APEC từ năm 1998.

Câu 22: Câu nào sau đây không đúng về APEC?

  • A. Có trụ sở chính tại Singapore, APEC được công nhận là một trong những khối đa phương cấp cao nhất, diễn đàn lâu đời nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu.
  • B. Để tiếp nối thành công của hàng loạt cuộc cải cách ở các nước châu Á vào giữa những năm 1980, APEC được thành lập vào năm 1989, nhằm đáp ứng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và sự ra đời của các khối thương mại khu vực ở các nơi khác trên thế giới.
  • C. APEC nhằm mục đích thiết lập thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu thô bên ngoài châu Âu.
  • D. APEC là một diễn đàn liên chính phủ dành cho 21 nền kinh tế thành viên ở Vành đai Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy thương mại tự do trên toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 23: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu?

  • A. MERCOSUR.
  • B. NAFTA.
  • C. EU.
  • D. ASEAN. 

Câu 24: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở nào sau đây có nhiều quốc gia châu Á tham gia nhất?

  • A. ASEAN.    
  • B. NAFTA.      
  • C. APEC.   
  • D. EU.   

Câu 25: Tổ chức liên kết khu vực nào sau đây có sự tham gia của các nước ở nhiều châu lục khác nhau nhất?

  • A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
  • B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  • C. Thị trường chung Nam Mĩ.
  • D. Liên minh châu Âu.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.