I. TÌM HIỂU CHUNG
1 Tác giả
- Tên: Trịnh Văn.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Theo báo Nhân Dân (2003).
3. Đọc- tóm tắt
- PTBĐ: nghị luận
4.Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt.
- Phần 2: Hiện tượng khan hiếm nước ngọt
- Phần 3: Bài học nhận thức cho con người
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt
- Đưa ra nhận định sai lầm: Bề mặt Trái Đất mênh mông là nước với đại dương bao quanh, sông ngòi chằng chịt, các hồ nằm sâu trong đất liền.
→ Tác giả khẳng định suy nghĩ sai lầm nếu tin rằng con người và muôn loài không bao giờ thiếu nước.
2. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt
- Tác giả đưa ra nhận định của bản thân: khẳng định nước ngọt không phải vô tận.
+ Phân biệt nước ngọt, nước mặn.
+ Nước ngọt trên hành tinh còn lại hầu hết ở những nơi khó khai thác: Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a.
+ Con người chỉ có thể khai thác ở sông, suối, đầm, ao...
- Thực trạng:
+ Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên hành tinh có hơn 2 tỉ người thiếu nước ngọt.
+ Chẳng hạn vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang, bà con phải đi xa vài ba cây số lấy nước.
- Nguyên nhân:
+ Nước ngọt trên hành tinh hầu hết ở những nơi khó khai thác: Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a.
+ Con người làm ô nhiễm: rác thải, chất độc đổ thẳng xuống sông suối.
+ Cuộc sống ngày càng tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nước nhiều hơn cho nhu cầu của mình.
+ Nguồn nước ngọt phân bố không đều, vấn đề khai thác khó khăn, tốn kém.
- Hậu quả:
+ Khó khăn trong sinh hoạt của người dân.
+ Đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật không sống nổi nếu thiếu nước.
+ Muốn có nước sạch, hợp vệ sinh dùng rất tốn kém.
3. Bài học nhận thức cho con người
- Khai thác nguồn nước ngọt tự nhiên.
- Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.
→ Tác giả thể hiện thái độ trân trọng nước ngọt; phê phán những hành động làm ô nhiễm, khan hiếm nước ngọt.
III. TỔNG KẾT BÀI HỌC
1. Nội dung
Khẳng định tầm quan tọng của nước ngọt và ý nghĩa của việc tiết kiệm nước ngọt.
2. Nghệ thuật
- Cách lập luận sắc bén, nêu lí lẽ và các bằng chứng phong phú, giàu sức thuyết phục.