I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Thể loại:
- Truyện đồng thoại là loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật, các con vật được miêu tả, khắc họa như con người.
- Đề tài: phạm vi cuộc sống được miêu tả trong văn bản
- Chủ đề: vấn đề chính được thể hiện trong văn bản.
2. Tác giả và tác phẩm
a. Tác giả
- Tên thật: Nguyễn Sen (1920 – 2014)
- Quê quán: Hà Nội
- Ông là nhà văn có vốn sống rất phong phú, năng lực quan sát và miêu tả tinh tế, lối văn giàu hình ảnh, nhịp điệu, ngôn ngữ chân thực, gần gũi với đời sống.
b. Tác phẩm
- Dế Mèn phiêu lưu kí là truyện đồng thoại, viết cho trẻ em.
- Năm sáng tác: 1941
3. Đọc- kể tóm tắt
- Nhân vật chính: Dế Mèn.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất
- PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
3.Bố cục:
+ Phần 1: Từ đầu -> thiên hạ: Miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn.
+ Phần 2: Còn lại: Bài học đầu tiên của Dế Mèn
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Ngoại hình và tính cách của Dế Mèn
- Ngoại hình:
+ đôi càng mẫm bóng.
+ những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
+ đôi cánh thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.
+ đầu to ra và nổi từng tảng, rất bướng.
+ hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
+ sợi râu dài và uống cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.
- Hành động:
+ Co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ khiến nõ gãy rạp.
+ vũ cánh lên phành phạch giòn giã.
+ đi đứng oai vệ, cho ra kiểu cách con nhà võ.
+ Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm.
+ quát mấy chị Cào Cào, đá một cái ghẹo anh Gọng Vó.
- Suy nghĩ:
+ Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.
+ Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
→ Nhận xét: Dế Mèn có cơ thể cường tráng, khỏe mạnh nhưng tính cách xốc nổi, kiêu căng, hung hăng, hống hách.
Nghệ thuật: sử dụng các tình từ, động từ mạnh; từ láy; nhân hóa.
2. Ngoại hình và tinh cách Dế Choắt
- Ngoại hình:
+ người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
+ cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn.
+ đôi cánh bè bè, nặng nề, trông đến xấu.
+ ria cụt chỉ có một mẩu.
+ mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
- Hành động: Cầu xin Dế mèn cho đào ngách thông sang nhà Dế Mèn.
→ Nhận xét: Dế Choắt xấu xí, nhút nhát, yếu ớt, tuềnh toàng, tính nết lại ăn xổi ở thì.
* Cách đối xử của Dế Mèn với Dế Choắt:
- Đặt tên cho Dế Choắt một cách chế giễu và trịch thượng.
- Vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên coi thường.
- Chê Dế Choắt đủ điều từ ngoại hình đến cách sinh sống mà không nghe than thở.
→ trịch thượng, khinh thường, nhẫn tâm với Dế Choắt.
3. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn
* Dế Mèn trêu chị Cốc
- Hành động: hát véo von, trêu đùa
- Mục đích: nghịch ranh, ra oai với Dế Choắt.
- Diễn biến tâm lí: từ hào hứng, tự tin, đắc ý, Dế Mèn đã trở nên sợ hãi, ân hận.
=> Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hợp lí.
* Dế Mèn nhận được bài học đầu tiên
- Hậu quả nghiêm trọng của hành động: Dế Choắt chết vì trò nghịch ranh của Dế Mèn.
- Bài học rút ra:
+ Bài học về cách ứng xử, sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác
+ Bài học về tình thân ái, chan hòa.
III. TỔNG KẾT BÀI HỌC
1. Nội dung
Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.
2. Nghệ thuật
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.
-Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ, miêu tả loài vật chính xác, sinh động
- Các phép tu từ .
- Lựa chọn ngôi kể, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.