BÀI 8: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Vị trí địa lí:
+ Bán đáo Ấn Độ nằm ở khu vực Nam Á, có ba một giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông.
+ Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a, dãy Vin-đi-a
+ Trung Ấn chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn
- Địa hình:
+ Ấn Độ có đồng bằng sông Ấn, sông Hằng lớn vào loại bậc nhất thế giới, được phù sa màu mỡ của hai con sông này bối tụ.
+ Có sơn nguyên Đê-can với núi đá hiểm trở, đất đai khô cằn.
+ Vùng cực Nam và đọc hai bờ ven biển là những đồng bằng nhỏ hẹp.
- Khí hậu:
+ Ở lưu vực sống Ấn khô nóng, ít mưa. Ở lưu vực sông Hằng, có gió mùa nên lượng mưa nhiều
2. XÃ HỘI ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
- Người A-ri-a lại thiết lập chế độ đẳng cấp
- Sự phân chia xã hội hết sức hà khắc, khắt khe, bất công (người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau,...) đã tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại
- Việc phân chia xã hội theo đẳng cấp đã tạo thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp và nó còn tồn tại dai dẳng tới tận ngày nay
3. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA CHỦ YẾU
- Tôn giáo: Đạo Bà La Môn (sau cải biến thành Hin-đu), Phật giáo là các tôn giáo lớn trên thế giới.
- Chữ viết và văn học: Người Ấn Độ đã có chữ viết từ sớm. Đó là chữ Phạn. Chữ Phạn dùng để viết các tác phẩm tôn giáo lớn như kinh Vê-đa (Veda) và các tác phẩm văn học, tiêu biểu là hai bộ sử thi Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta.
- Khoa học tự nhiên: Phát minh ra các số từ 0 đến 9; sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, thảo mộc trong chữa bệnh.
- Kiến trúc và điều khắc: Chủ yếu là kiến trúc tôn giáo với những công trình kì vĩ.