I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ KĨ THUẬT
- Các công việc (các bước) của quy trình thiết kế kĩ thuật gồm:
- Bước 1. Xác định yêu cầu sản phẩm
- Bước 2. Tìm hiểu thông tin
- Bước 3. Đề xuất lựa chọn thiết kế sản phẩm.
- Bước 4. Kiểm tra, đánh giá
- Bước 5. Lập hồ sơ kĩ thuật
Bước 4 kiểm tra đánh giá trong quy trình thiết kế kĩ thuật có điểm đặc biệt là nếu bước kiểm tra đánh giá đạt yêu cầu thì chuyển sang bước 5 còn nếu không đạt thì quay lại thực hiện bước 3 thiết kế sản phẩm.
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN, PHƯƠNG DIỆN HỖ TRỢ THIẾT KẾ KĨ THUẬT
1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Một số phương pháp thực hiện
- Quan sát
- Thăm dò, điều tra
- Thu thập dữ liệu
- Phân tích và tổng hợp
- Tính toán, thiết kế
- Đánh giá
- Xây dựng bản vẽ và soạn thảo văn bản.
- Mỗi bước trong quy trình thiết kế kĩ thuật thường sử dụng phương pháp:
- Bước 1. Có thể áp dụng phương pháp Quan sát, thăm dò và điều tra, thu thập dữ liệu.
- Bước 2. Có thể áp dụng phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích và tổng hợp.
- Bước 3. Có thể áp dụng phương pháp tính toán.
- Bước 4. Có thể áp dụng phương pháp chế tạo mẫu thật hoặc chế tạo mô hình hoặc mô phỏng bằng phần mềm.
- Bước 5. Có thể áp dụng phương pháp như lập bản vẽ kĩ thuật, soạn thảo văn bản, bài thuyết trình và thuyết trình sản phẩm,...
2. MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN KĨ THUẬT HỖ TRỢ THIẾT KẾ
- Một số phương tiện kĩ thuật hỗ trợ gồm: máy tính; phần mềm chuyên dụng, máy in, máy gia công, máy ảnh, điện thoại.
- Mỗi bước trong quy trình thiết kế kĩ thuật thường sử dụng phương tiện kĩ thuật hỗ trợ:
- Bước 1. Máy ảnh, điện thoại.
- Bước 2. Máy ảnh, điện thoại
- Bước 3. Máy tính, phần mềm chuyên dụng, máy in.
- Bước 4. Máy tính, phần mềm chuyên dụng, máy in, máy gia công.
- Bước 5. Máy tính, phần mềm chuyên dụng, máy in
III. NỘI DUNG QUY TRÌNH THIẾT KẾ KĨ THUẬT
1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU SẢN PHẨM
Công việc cần làm: điều tra yêu cầu của thị trường, điều tra nguyện vọng của người tiêu dùng, hình thành ý tưởng và xác định yêu cầu sản phẩm cần phải đạt được.
2. TÌM HIỂU THÔNG TIN, ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN
- Công việc cần làm:
- Tìm hiểu các sản phẩm tương tự đã có trên thị trường để kế thừa kinh nghiệm;
- Trao đổi trực tiếp với người sử dụng để tìm hiểu mong muốn người dùng nghiên cứu tài liệu kĩ thuật có liên quan,
- Tìm thông tin trên Internet,...
=> Giúp đề xuất nhiều giải pháp khác nhau để lựa chọn, tránh bỏ sót những giải pháp tốt.
3. THIẾT KẾ SẢN PHẨM
Công việc cần làm: Lựa chọn kết cấu, vật liệu, tính toán, lựa chọn các thông số thiết kế, lập các bản vẽ kĩ thuật; tính giá thành sản phẩm;...
4. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Công việc cần làm: Chế tạo mẫu thử: cho mẫu thử làm việc thử nghiệm, tiến hành đo đạc, xác định các thông số của mẫu thử và so sánh với các thông số yêu cầu đặt ra. Mẫu thử khi chạy thử so với các thông số yêu cầu đặt ra là đạt yêu cầu.
5. LẬP HỒ SƠ KĨ THUẬT
- Hồ sơ kĩ thuật gồm: các bản vẽ kĩ thuật, các bản thuyết minh tính toán; các tài liệu liên quan đến lắp đặt, vận hành, sửa chữa sản phẩm.
- Hồ sơ kĩ thuật dùng đề làm chế tạo, lắp đặt, vận hành, sửa chữa sản phẩm.