Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 kết nối tri thức giữa học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Tên nào sau đây là tên chữ của Nguyễn Du?

  • A. Thanh Hiên
  • B. Tố Như
  • C. Bạch Vân
  • D. Ức Trai

Câu 2: Nỗi niềm, tâm trạng của nàng Kiều hàm chứa trong hai câu thơ: Trông ra ngọn cỏ lá cây – Thấy hiu hiu gió thì hay chị về hiểu đủ và đúng nhất là gì?

  • A. Kiều nghĩ rằng khi chết đi nàng sẽ hóa thân vào gió mây, cây cỏ.
  • B. Kiều đang có ý định quyên sinh (tự vẫn).
  • C. Kiều đang mong rằng nàng sẽ sớm được trở về với người thân.
  • D. Kiều hình dung oan hồn mình sẽ trở về trong gió chờ giải oan tình.

Câu 3: Ý nghĩa xã hội sâu sắc trong thơ văn của Nguyễn Du là gì?

  • A. Gắn chặt tình đời và tình người
  • C. Tình yêu cuộc sống
  • B. Tình yêu con người
  • D. Đề cao cảm xúc

Câu 4: Chọn từ thưa (không dùng từ nói) trong câu Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa, Nguyễn Du đã nói được một điều tinh tế trong đoạn mở lời “trao duyên” của Thúy Kiều, vì?

  • A. Thưa hàm ý nói năng với tất cả sự cung kính, tôn trọng, biết ơn.
  • B. Thưa đồng nghĩa với nói nhưng có sắc thái lễ độ, từ tốn hơn
  • C. Thưa có nghĩa là “thưa thốt”, thể hiện một thái độ khiêm tốn, nhún nhường, lễ phép.
  • D. Thưa có tác dụng nhấn mạnh tầm quan trọng của câu chuyện hơn nói.

Câu 5: Câu thơ sau thuộc tác phẩm nào dưới đây?

Đau đớn thay phận đàn bà
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu

  • A. Đoạn trường tân thanh
  • B. Bắc hành tạp lục
  • C. Văn chiêu hồn
  • D. Thăng long thành giả ca

Câu 6: Khi trao duyên, việc Kiều dùng nhiều từ ngữ nhắc đến cái chết có ý nghĩa gì?

  • A. Kiều nói thế để ép Vân phải nhận lời.
  • B. Kiều dự cảm nàng về cuộc đời phía trước, sự tuyệt vọng đau khổ đến cùng cực.
  • C. Kiều muốn làm cho sự việc thêm nghiêm trọng.
  • D. Kiều đang trong tâm trạng rối bời.

Câu 7: Việc trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân diễn ra khi nào?

  • A. Trước khi Kiều từ biệt gia đình theo Mã Giám Sinh.
  • B. Sau khi Kiều đã thu xếp việc bán mình.
  • C. Trước khi Kiều thu xếp việc bán mình.
  • D. Khi nghe được tin gia đình gặp biến cố.

Câu 8: Câu thơ nào thể hiện sâu sắc nhất đồng cảm của tác giả với nàng Tiểu Thanh?

  • A. Hai câu đề
  • B. Hai câu luận
  • C. Hai câu thực
  • D. Hai câu kết

Câu 9: Cái tài của nàng Tiểu Thanh được nói đến trong câu thơ nào?

  • A. Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư
  • B. Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
  • C. Văn chương vô mệnh lụy phần dư
  • D. Chi phấn hữu thần liên tử hậu

Câu 10: Trong bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du, tâm sự bi thương của tác giả được diễn đạt qua:

  • A. Hai câu đề   
  • B. Hai câu thực   
  • C. Hai câu luận    
  • D. Hai câu kết.

Câu 11: Của chung trong câu Duyên này thì giữ vật này của chung chỉ những ai ?

  • A. Thúy Kiều – Kim Trọng
  • B. Thúy Vân – Kim Trọng
  • C. Thúy Kiều – Thúy Vân
  • D. Vân – Trọng – Kiều

Câu 12: Vì sao tác giả lại đồng cảm với nàng Tiểu Thanh?

  • A. Vì Tiểu Thanh cô độc, không có ai đồng cảm
  • B. Vì Tiểu Thanh đẹp và có tài
  • C. Vì tác giả tự thấy mình cùng chung thân phận với nàng Tiểu Thanh
  • D. Vì Tiểu Thanh phải sống kiếp làm vợ lẽ.

Câu 13: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Tôi nghĩ bài kiểm tra sáng nay...rồi, chắc không được nổi 5 điểm."

  • A. Hỏng
  • B. Tốt
  • C. Hoàn hảo
  • D. Hư

Câu 14: Học lỏm có nghĩa là?

  • A. nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
  • B. học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng.
  • C.học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)
  • D. tìm tòi, hỏi han để học tập.

Câu 15: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?

  • A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
  • B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
  • C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 16: Hành động “trao duyên” trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du thể hiện rõ nhất phẩm chất nào ở nhân vật Thúy Kiều?

  • A. Tấm lòng hiếu thảo
  • B. Sự sâu sắc
  • C. Lòng vị tha
  • D. Sự bao dung

Câu 17: Khi giải thích "Cầu hôn: xin được lấy làm vợ" là đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?

  • A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
  • B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  • C. Kết hợp giữa dùng từ đồng nghĩa với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  • D. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.

Câu 18: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?

  • A. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
  • B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • C. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
  • D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Câu 19: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?

  • A. Hiểu biết
  • B. Tri thức
  • C. Hiểu
  • D. Nhìn thấy

Câu 20: Vị ngữ thường có cấu tạo?

  • A. Động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ
  • B. Phó từ chỉ quan hệ thời gian
  • C. Đại từ, chỉ từ, lượng từ
  • D. Tình thái từ

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.