Câu 1: Đáp án nào không đúng khi nói về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng?
- A. Thuần hậu, hiền lành, chất phác
- B. Tâm hồn lạc quan, yêu đời
-
C. Sức sống tiềm tàng và sức phản kháng mãnh liệt
- D. Tấm lòng nhân hậu
Câu 2: Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này có còn chìm trong cảnh vật u buồn nữa không? Vì sao?
-
A. nhân vật trữ tình đang dần thoát ly ra khỏi nỗi buồn của mình, nỗi buồn đã vơi đi hẳn và ông bắt đầu nhận ra được cảnh vật xung quanh.
- B. nhân vật trữ tình vẫn rất buồn và dường như muốn quên đi tất cả
- C. nhân vật trữ tình bỗng rơi vào bế tắc cuộc đời, dường như chết lặng đi
- D. nhân vật trữ tình đã vui vẻ trở lại, yêu đời và rất lạc quan
Câu 3: Xác định những hình ảnh tương phản trong khổ thơ 4.
- A. ánh lửa - mái lều, rừng - tuyết
-
B. mái lều - rừng, lửa - tuyết
- C. nước - lửa, lều - rừng
- D. tuyết - nắng, mái lều - rừng
Câu 4: Nhân vật Tràng được miêu tả với tính cách như thế nào?
-
A. Hiền lành, vui tính, hay vui đùa với mấy đứa trẻ trong xóm
- B. Lầm lì ít nói
- C. Khuôn mặt dữ dằn, bặm trợn, hay cáu kỉnh
- D. Nhút nhát, mắc chứng sợ xã hội
Câu 5: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?
-
A. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
- B. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
- C. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
- D. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.
Câu 6: Pu-skin được mệnh danh là?
- A. Cây bạch dương của thi ca Nga
- B. Đại thi hào của văn học Pháp
-
C. Mặt trời của thi ca Nga
- D. Ông vua truyện hài
Câu 7: Đặc điểm của ngôn ngữ viết là gì?
- A. Được thể hiện qua hình vẽ
- B. Được thể hiện qua hình vẽ, màu sắc, bố cục.
- C. Được thể hiện qua lời nói, truyền miệng từ người này sang người kia.
-
D. Được thể hiện qua chữ viết trong văn bản, hình thành một cách có chọn lọc kĩ càng, có suy nghĩ và căn chỉnh một cách cẩn thận.
Câu 8: Xác định không gian thời gian được nhân vật trữ tình nhắc đến trong hai khổ thơ 5 - 6?
- A. Không gian thoáng đãng trong buổi bình minh
-
B. Không gian nhỏ bé, trong đêm đen
- C. Không gian nhỏ bé, ban ngày
- D. Không gian rộng lớn trong đêm đen
Câu 9: Lời than "Ôi buồn đau, ôi cô lẻ.." kết nối tâm tưởng nhân vật trữ tình với ai? Ở đâu?
- A. Với người đọc, nơi đày ải
-
B. Với người yêu, nơi đày ải
- C. Với bạn thân, nơi đày ải
- D. Với đồng chí, nơi đày ải
Câu 10: Trong các mối quan hệ sau, mối quan hệ nào có tác động trực tiếp đến việc khơi sâu bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo?
-
A. Chí Phèo – Bá Kiến
- B. Chí Phèo – Thị Nở
- C. Chí Phèo – Năm Thọ
- D. Chí Phèo – Tự Lăng
Câu 11: "Vợ nhặt" được in trong tác phẩm nào?
- A. Nhà nghèo
- B. Nên vợ nên chồng
-
C. Con chó xấu xí
- D. Ổ chuột
Câu 12: Cách xưng hô của Bá Kiến và Chí Phèo rất khác nhau (Bá Kiến: "Chí Phèo / "anh" - "tôi" / "người ta" / "tôi"; Chí Phèo: "tao"). Sự khác biệt ấy cho thấy điều gì trong quan hệ Chí Phèo - Bá Kiến?
- A. Quan hệ cũ đã và đang đổ vỡ, quan hệ mới được thiết lập.
- B. Quan hệ giả bị lật tẩy, xổ toẹt; quan hệ thật được xác lập trở lại.
- C. Một sự đổ vỡ không ai và không gì cứu vãn nổi.
-
D. Một quan hệ đối nghịch gay gắt, căng thẳng, quyết liệt.
Câu 13: Bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo trong tác phẩm bắt đầu từ khi nào?
- A. Từ lúc đánh nhau với Lí Cường.
- B. Từ lúc tỉnh rượu.
-
C. Từ lúc lọt lòng.
- D. Từ lúc mới ra tù.
Câu 14: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong hai câu thơ sau:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
-
A. Sử dụng hình thức đảo ngữ
- B. Tạo ra sự kết hợp trái logic để lạ hóa đối tượng
- C. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ
- D. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu
Câu 15: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất sự phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?
- A. Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi! Vàng rơi: thu mênh mông
-
B. Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ
- C. Ao sâu lạnh lẽo, nước trong veo
- D. Mọc giữa dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc
Câu 16: Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ sau có vai trò gì?
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”
- A. Diễn tả âm thanh của cá đạp nước
- B. Diễn tả âm thanh nhỏ, chập chờn lúc rõ lúc không
- C. Diễn tả âm thanh ở xa, lúc tỏ lúc không
-
D. Diễn tả âm thanh cuộc sống huyên náo và nhộn nhịp
Câu 17: Cuộc đời Chí Phèo là một bi kịch lớn: Bi kịch bị từ chối quyền làm người lương thiện. Như vậy, rõ ràng Chí Phèo không thể tự quyết định đời mình, duy có một lần Chí tự quyết định được. Đó là trường hợp nào?
- A. Quyết định yêu thị Nở.
-
B. Quyết định tự kết liễu đời mình một cách tự do, để giữ phẩm chất lương thiện của một con người thực sự, còn hơn sống vật vờ như một con quỷ dữ.
- C. Quyết định đi đòi lương thiện.
- D. Quyết định xin đi ở tù: “Từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù”.
Câu 18: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào mang đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ viết?
- A. Bài báo ghi lại cuộc tọa đàm.
- B. Biên bản ghi lại những lời phát biểu trong cuộc họp.
-
C. Lời thuyết trình theo một văn bản chuẩn bị trước.
- D. Đoạn đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm văn học.
Câu 19: Công việc của Tràng là gì?
- A. Nông dân
- B. Xay lúa thuê
- C. Cày thuê
-
D. Kéo xe bò thuê
Câu 20: Quyết định theo Tràng về làm vợ của thị thể hiện thị là con người thế nào?
- A. Dễ dãi không có tự trọng
- B. Người con hiếu thảo nghe lời cha mẹ
- C. Vì thị muốn lấy chồng
-
D. Thể hiện khát vọng sống mãnh liệt