Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 11 chân trời sáng tạo giữa học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?

  • A. Khí hậu ôn đới gió mùa.
  • B. Khí hậu ôn đới hải dương.
  • C. Khí hậu cận nhiệt đới.
  • D. Khí hậu ôn đới lục địa.

Câu 2: Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lưu sông Trường Giang?

  • A. Hoa Nam.
  • B. Đông Bắc.
  • C. Hoa Bắc.
  • D. Hoa Trung.

Câu 3: Đại bộ phận lãnh thổ nước Liên bang Nga nằm trong vành đai khí hậu nào sau đây?

  • A. Nhiệt đới.
  • B. Cận cực.
  • C. Cận nhiệt.
  • D. Ôn đới.

Câu 4: Vùng kinh tế nào sau đây của Liên bang Nga giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế?

  • A. Vùng Trung ương.
  • B. Vùng Trung tâm.
  • C. Vùng Viễn Đông.
  • D. Vùng U-ran.

Câu 5: Loại hình vận tải nào sau đây có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Xi-bia?

  • A. Hàng không.
  • B. Đường sông.
  • C. Đường sắt.
  • D. Đường biển.

Câu 6: Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

  • A. kim cương, than đá, đồng.
  • B. than đá, dầu mỏ, quặng sắt.
  • C. than đá, khí tự nhiên, kẽm.
  • D. dầu mỏ, khí tự nhiên, chì.

Câu 7: Loại khoáng sản nào sau đây của Liên bang Nga đứng đầu thế giới về trữ lượng?

  • A. Khí tự nhiên.
  • B. Quặng sắt.
  • C. Than đá.
  • D. Dầu mỏ.

Câu 8: Miền Tây Trung Quốc có thế mạnh nào sau đây để phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi?

  • A. Vùng đồi trung du.
  • B. Khí hậu gió mùa.
  • C. Rừng và đồng cỏ.
  • D. Sông ngòi dồi dào.

Câu 9: Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

  • A. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác, sản xuất điện.
  • B. Điện, luyện kim, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng.
  • C. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động.
  • D. Điện, chế tạo máy, cơ khí, khai thác than, dệt may.

Câu 10: Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là

  • A. có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.
  • B. kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
  • C. phát triển mạnh khai thác than và thép.
  • D. phát triển các ngành công nghiệp nặng.

Câu 11: Các ngành công nghiệp nào sau đây có điều kiện tài nguyên thuận lợi để phát triển ở phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga?

  • A. Chế biến gỗ, khai thác, chế tạo máy, hóa chất.
  • B. Chế biến gỗ, khai thác, thực phẩm, hóa chất.
  • C. Chế biến gỗ, khai thác, luyện kim, dệt, hóa chất.
  • D. Chế biến gỗ, khai thác, năng lượng, luyện kim.

Câu 12: Việc hình thành các đặc khu kinh tế và các khu chế xuất nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

  • A. Phân bố lại nguồn lao động, tạo ra hàng hóa đa dạng để xuất khẩu.
  • B. Thu hút nguồn lao động chất lượng, hình thành dải đô thị ven biển.
  • C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ hiện đại.
  • D. Phát huy các thế mạnh về tự nhiên và đa dạng hóa các sản phẩm.

Câu 13: Nhận định nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?

  • A. Thay đổi từ bắc xuống nam.
  • B. Lượng mưa tương đối cao.
  • C. Có sự khác nhau theo mùa.
  • D. Phía nam có khí hậu ôn đới.

Câu 14: Mùa đông kéo dài, lạnh và có bão tuyết là đặc điểm khí hậu của

  • A. trung tâm Nhật Bản.
  • B. ven biển Nhật Bản.
  • C. phía bắc Nhật Bản.
  • D. phía nam Nhật Bản.

Câu 15: Nhận định nào đúng khi nói về đặc điểm cơ bản của địa hình Liên bang Nga?

  • A. Cao ở phía nam, thấp về phía bắc.
  • B. Cao ở phía bắc, thấp về phía nam.
  • C. Cao ở phía tây, thấp về phía đông.
  • D. Cao ở phía đông, thấp về phía tây.

Câu 16: Lãnh thổ Nhật Bản trải ra theo một vòng cung dài khoảng

  • A. 380 km.
  • B. 3800 km.
  • C. 8300 km.
  • D. 830 km.

Câu 17: Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp ở Nhật Bản là

  • A. phát triển thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.
  • B. chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu và công nghiệp.
  • C. sản xuất theo nhu cầu nhưng năng suất, sản lượng cao.
  • D. sản xuất với quy mô lớn và hướng chuyên môn hóa cao.

Câu 18: Ngành ngoại thương của Nhật Bản đứng sau những quốc gia nào sau đây?

  • A. Trung Quốc, Anh, Hoa Kì.
  • B. Liên Bang Nga, Đức, Pháp.
  • C. Hoa Kì, Ấn Độ, Trung Quốc.
  • D. Hoa Kì, Đức, Trung Quốc.

Câu 19: Đảo nào sau đây có diện tích tự nhiên lớn nhất ở Nhật Bản?

  • A. Hô-cai-đô.
  • B. Hôn-su.
  • C. Xi-cô-cư.
  • D. Kiu-xiu.

Câu 20: Chức năng gắn kết Âu - Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên bang Nga?

  • A. Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.
  • B. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
  • C. Nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
  • D. Tăng ảnh hưởng với các nước châu Á.

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.