Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập SGK
A. LÝ THUYẾT
- Ta có thể trộn hai hay nhiều chùm sáng màu với nhau nếu chiếu các chùm sáng đó vào cùng một chỗ trên một màn ảnh màu trắng. Màu của ảnh ở chỗ đó sẽ là màu mà ta thu được khi trộn các chùm sáng màu nói trên với nhau. Cũng có thế trộn hai hay nhiều chùm sáng màu với nhau bằng cách chiếu đồng thời các chùm sáng đó trực tiếp vào mắt (các chùm sáng này phải rất yếu). Khi đó trên màng lưới của mắt sẽ có màu mà ta trộn được.
- Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.
- Khi trộn ba chùm sáng màu đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp ta được ánh sáng trắng.
- Trộn các ánh sáng có màu đỏ đến tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng.
Bài tập & Lời giải
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài
Trang 143 Sgk Vật lí lớp 9
Thí nghiệm 1
Chắn hai cửa sổ bằng hai tấm lọc màu bất kì, lấy trong bộ các tấm lọc màu đỏ, vàng, lục và lam. Chắn cửa sổ còn lại bằng tấm chắn sáng. Đặt màn ảnh vào chỗ hai chùm sáng màu giao nhau và nhận xét về màu mà ta thu được trên màn ảnh
+ Em đã trộn hai ánh sáng màu nào với nhau ? Kết quả, em đã thu được ánh sáng màu nào ?
+ Có khi nào em thu được "ánh sáng màu đen" sau khi trộn không ?
Xem lời giải
Trang 143 Sgk Vật lí lớp 9
Thí nghiệm 2
Chắn ba cửa sổ bằng ba tấm lọc màu đỏ, lục và lam. Tìm chỗ ba chùm sáng màu đó gặp nhau và nhận xét về màu mà ta thu được ở chỗ đó.
Tại chỗ ba chùm sáng nói trên gặp nhau, em thu được ánh sáng màu gì ?
Xem lời giải
Hướng dẫn giải bài tập cuối bài
Câu 3: Trang 143 Sgk Vật lí lớp 9
Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng. Chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau: một phần tô màu đỏ, một phần tô màu lục và một phần tô màu lam. Làm thêm một trục quay cho vòng tròn như một con quay. Cho vòng tròn quay tít dưới ánh sáng ban ngày. Nhận xét về màu của mặt giấy lúc đó. Có thể coi đây là một thí nghiệm trộn các ánh sáng màu với nhau được không ?