2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Mô tả đặc điểm khi lợn bị bệnh dịch tả cổ điển.
Câu 2: Nêu cách phòng, trị bệnh ở lợn khi mắc bệnh dịch tả lợn cổ điển.
Câu 3: Mô tả đặc điểm khi lợn bị bệnh giun đũa.
Câu 4: Nêu cách phòng, trị bệnh ở lợn khi mắc bệnh giun đũa.
Câu 5: Trình bày các nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con.
Câu 6: Nêu cách phòng, trị bệnh ở lợn khi mắc bệnh đóng dấu lợn.
Câu 7: Nêu biểu hiện đặc trưng để nhận biết được con vật mắc bệnh đóng dấu lợn.
Bài Làm:
Câu 1:
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là: Lợn bị bệnh thường sốt cao 40-41oC, bỏ ăn, uống nhiều nước, mũi khô, mắt đỏ, phân táo. Ở giai đoạn sau, con vật bị tiêu chảy; trên da, nhất là chỗ da mỏng như bụng, sau tại,... có nhiều nốt xuất huyết đỏ như muỗi đốt, tai và mõm bị tím tái. Khi mổ khám thường thấy các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, thận, bàng quang. có xuất huyết lấm chấm như đinh ghim, niêm mạc đường tiêu hoá, nhất là ruột già, có các nốt loét hình tròn đồng tâm màu vàng, nâu.
Câu 2:
- Phòng bệnh:
+ Bổ sung chất dinh dưỡng.
+ Vệ sinh chuồng trại.
+ Tiêm vaccine định kỳ.
+Cách li 10 ngày với lợn mới nhập về.
+ Thực hiện “cùng vào - cùng ra”.
+ Để trống chuồng 2 tuần giữa các lứa tuổi.
+ Hạn chế người lạ vào khu chăn nuôi.
- Trị bệnh:
+ Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
+ Cách li triệt để: không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển lợn từ nơi khác về.
+ Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu hủy con vật chết và con vật bị bệnh; vệ sinh khử trùng triệt để khu vực chăn nuôi và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.
Câu 3:
Biểu hiện đặc trưng: thưởng rõ nhất ở lợn từ 2-4 tháng tuổi; con vật chậm lớn, gầy còm, xù lông,...; khi ấu trùng giun tác động lên phổi sẽ gây viêm phổi; khi có quá nhiều giun thì có thể gây tắc ống mật, tắc ruột, thủng ruột. Có thể tìm được trứng giun khi xét nghiệm phân.
Câu 4:
- Phòng bệnh:
+ Giữ vệ sinh chuồng nuôi và sân chơi.
+ Ủ phân đúng cách để diệt trứng giun.
+ Không thả rông và không cho lợn ăn rau bèo thủy sinh tươi sống.
+ Định kì 3 tháng một lần tẩy giun cho lợn, trừ lợn mang thai, đang nuôi con và lợn con theo mẹ.
- Điều trị:
+ Sử dụng thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
+ Thường dùng thuốc trộn vào thức ăn với một liều duy nhất.
Câu 5:
Bệnh phân trắng lợn con xảy ra do 3 nguyên nhân sau:
- Điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng: lợn mẹ giai đoạn mang thai không được nuôi dưỡng, chăm sóc thích hợp.
- Do đặc điểm sinh lí lợn con: lợn mới sinh ra có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên khả năng tiêu hóa kém; trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể và hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh làm cho con vật khó thích ứng với thay đổi môi trường và dễ nhiễm bệnh.
- Do vi khuẩn: khi sức đề kháng của con vật bị giảm thì các loại vi khuẩn đường ruột sẽ phát triển mạnh mẽ và tăng khả năng gây bệnh.
Câu 6:
- Phòng bệnh:
+ Nuôi dưỡng, chăm sóc đúng kĩ thuật.
+ Tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
- Điều trị: Sử dụng thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram dương.
Câu 7:
Biểu hiện đặc trưng của bệnh: Con vật sốt cao trên 40oC, bỏ ăn, sưng khớp gối; trên da có dấu hình vuông, tròn, màu đỏ, sau đó tạo vảy bong tróc ra. Khi mổ khám thường thấy xuất huyết toàn thân, các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, tim, phổi, gan và thận sưng, màu đỏ; viêm khớp và viêm màng trong tim.