Câu 1: Điền vào chỗ trống:" Câu có thể có......... chủ ngữ" :
- A. 1
- B. 2
- C. 2 hoặc nhiều hơn 2
-
D. một hoặc nhiều
Câu 2: Một câu có hai thành phần chính:
- A. chủ ngữ, trạng ngữ
-
B. chủ ngữ, vị ngữ
- C. vị ngữ, trạng ngữ
- D. Không đáp án nào đúng
Câu 3: Cho câu “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam” đâu là chủ ngữ?
- A. Cây tre là
-
B. Cây tre
- C. Cây tre là người bạn thân
- D. Cây tre là người bạn
Câu 4: Câu nào trong các câu dưới đây có chủ ngữ là động từ?
-
A. Đi học là niềm vui của trẻ em.
- B. Mặt trời ló rạng trên mặt biển vẫn còn hơi sương.
- C. Nắng e ấp trên các cành cây còn ướt đẫm hơi sương.
- D. Mùa xuân mong ước đã đến.
Câu 5: Xác định chủ ngữ trong câu: “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập”
-
A. Chợ Năm Căn
- B. Nằm sát
- C. Bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập
- D. Chủ ngữ được lược bỏ
Câu 6: Câu “Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau” có vị ngữ là?
- A. Tre, nứa, trúc, mai, vầu
-
B. Giúp người trăm công nghìn việc khác nhau
- C. Trăm công nghìn việc khác nhau
- D. Không xác định được
Câu 7: Chủ ngữ ở câu trên có cấu tạo như thế nào?
- A. Danh từ
- B. Động từ
- C. Cụm đại từ
-
D. Cụm danh từ
Câu 8: Thành phần chính của câu là gì?
- A. Là thành phần không bắt buộc
- B. Là thành phần bắt buộc
- C. Là thành phần vô cùng ít trong câu
-
D. Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn
Câu 9: Câu trên chủ ngữ trả lời cho câu hỏi gì?
- A. Ai
- B. Là gì?
- C. Con gì?
-
D. Cái gì?
Câu 10: Vị ngữ thường có cấu tạo?
-
A. Động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ
- B. Phó từ chỉ quan hệ thời gian
- C. Đại từ, chỉ từ, lượng từ
- D. Tình thái từ
Câu 11: Câu “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” có mấy vị ngữ?
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 12: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?
- A. Hiểu biết
- B. Tri thức
-
C. Hiểu
- D. Nhìn thấy
Câu 13: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?
- A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
- B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
- C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
-
D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
Câu 14: Khi giải thích "Cầu hôn: xin được lấy làm vợ" là đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?
- A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
-
B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- C. Kết hợp giữa dùng từ đồng nghĩa với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- D. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.
Câu 15: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Xe tôi bị hỏng vì vậy tôi...đi bộ đi học.
- A. Bị
- B. Được
- C. Cần
-
D. Phải
Câu 16: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?
-
A. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
- B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- C. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
- D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích
Câu 17: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Nó...cô giáo mắng vì tội không làm bài tập."
- A. Được
-
B. Bị
- C. Đã
- D. Không đáp án nào đúng
Câu 18: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?
- A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
- B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
-
C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Câu 19: Học lỏm có nghĩa là?
-
A. nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
- B. học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng.
- C.học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)
- D. tìm tòi, hỏi han để học tập.
Câu 20: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Tôi nghĩ bài kiểm tra sáng nay...rồi, chắc không được nổi 5 điểm."
-
A. Hỏng
- B. Tốt
- C. Hoàn hảo
- D. Hư