BÀI 19: THỦY QUYỂN VÀ VÒNG TUẦN HOÀN LỚN CỦA NƯỚC
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
· Kể tên được các thành phần chủ yếu của thủy quyển
· Trình bày được vòng tuần hoàn lớn của nước
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng:
· Sử dụng biểu đồ để biết các thành phần của thủy quyển
· Biết sử dụng sơ đồ để mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước
b. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
- Năng lực riêng: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.
3. Phẩm chất
· Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật hiện tượng địa lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung
· Có y thức sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên nước
· Tôn trọng các quy luật tự nhiên trong thủy quyển
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
· Biểu đồ phân bố nước trên Trái Đất trong sgk
· Sơ đồ vòng tuần hoàn lớn của nước
· Các hình ảnh, video về thủy quyển, vòng tuần hoàn của nước
2. Đối với học sinh: vở ghi, sgk
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình bày vấn đề: GV tạo cuộ thảo luận nhỏ cho HS về những nơi có nước bằng cách trả lời câu hỏi “Theo em nước có ở những nơi nào”
HS trả lời. GV chưa chốt kết quả để dẫn dắt vào nội dung bài học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thủy quyển
a. Mục tiêu: Khái niệm của thủy quyển, vai trò của thủy quyển
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV yêu cầu hs đọc SGK: ? Thủy quyển là gì? ? Thủy quyển có vai trò như thế nào đối với con người + GV yêu cầu HS quan sát hình 1 hoàn thành nhiệm vụ + GV hướng dẫn cách đọc biểu đồ + GV cho hs làm việc theo nhóm Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đại diện đứng tại chỗ trả lời câu hỏi + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
1. Thủy quyển GV hướng dẫn HS cách đọc biểu đồ phân bố nước trên Trái Đất theo trình tự đọc từ trên xuống: + Biểu đồ tròn đầu tiên thể hiện tổng lượng nước trên Trái Đất chia thành nước mặn và nước ngọt, chú ý quan sát tỉ lệ của từng loại để đưa ra nhận xét + Biểu đồ thứ 2 từ trên xuống là thể hiện thành phần tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất được chia thành nước dưới đất, bằng, nước mặt và nước khác. * HĐ: + Thành phần chủ yếu của thuỷ quyển: nước mặn (97,5%) và nước ngọt (2,5%). Nước mặn chủ yếu có ở biển, đại dương nước ngọt có ở bằng nước dưới đất, hồ sông, khí quyển... + Tỉ lệ giữa các thành phần trong nước ngọt: Nước ngọt chiếm 2,5% thuỷ quyền trong đó 30,1% là nước dưới đất 68,7% là băng và 1,2% là nước mặt và nước khác. - CV có thể yêu cầu HS đọc phần "Em có biết” để HS biết được tầm quan trọng của nước ngọt và có ý thức bảo vệ nguồn nước ngọt ngày càng suy giảm về chất lượng. |