Soạn giáo án địa lí 6 kết nối tri thức Bài 1: hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 6 Bài 1: hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

BÀI 1: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

·      Biết được kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc các bán cầu và tạo độ địa lí, kinh độ, vĩ độ

·      Hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa kinh tuyến và vĩ tuyến, giữa kinh độ và kinh tuyến, giữa vĩ độ và vĩ tuyến

2. Năng lực

a. Năng lực chung

·      Sử dụng các sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày được nội dung kiến thức

·      Liên hệ được với thực tế bản thân

b. Năng lực riêng

·      Biết sử dụng quả Địa cầu để nhận biết các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, bán cầu Đông, bán cầu Tây, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

3. Phẩm chất

·      Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật hiện tượng địa lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung

·      Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, y thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thông qua xác định các điểm cực của đất nước trên đất liền

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

·      Quả Địa cầu

·      Các hình ảnh về Trái Đất

·      Hình ảnh, video các điểm cực trên phần đất liền lãnh thổ VN

2. Đối với học sinh:

·      SGK, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện: GV cho học sinh xem hình ảnh và video liên quan đến Trái Đất. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, dựa vào tư liệu cùng hiểu biết của mình, mô tả Trái Đất.

- GV trình bày vấn đề:

“Trong vũ trụ bao la Trái Đất của chúng ta nhỏ nhưng là thiên thể duy nhất trong hệ Mặt Trời của chúng ta có sự sống. Từ xa xưa, con người đã tìm cách khám phá những bí ẩn của Trái Đất về hình dạng, kích thước, vị trí của Trái Đất. Vì sao có sự khác nhau giữa ngày và đêm. Vậy những vấn đề ấy được các nhà khoa học giải đáp như thế nào? Đó là nội dung bài học ngày hôm nay.”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến

a. Mục tiêu: HS biết được hình dạng của TĐ, nắm được các khái niệm về cực, kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, bán cầu Đông, bán cầu Tây, bán cầu Bắc, bán cầu Nam...

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu học sinh quan sát quả địa cầu và nhận xét nhanh về hình dạng.

+ GV chia lớp thành 2 nhóm, trả lời yêu cầu ở mục 1

·    N1: xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam

·    N2: So sánh độ dài giữa các kinh tuyến với nhau, giữa các vĩ tuyến với nhau

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.

+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

- Nhận xét về hình dạng:

+ Hình cầu, trục nghiêng

+ Là mô hình của Trái Đất phản ánh chính xác, rõ ràng về hình dạng và kích thước đã được thu nhỏ.

- Khái niệm:

+ Kinh tuyến gốc kinh tuyến số 0 độ, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)

+ Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 0 độ (Xích đạo)

+ Kinh tuyến tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.

+ Kinh tuyến đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc

+ Vĩ tuyến bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.

+ Vĩ tuyến nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.

- Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau, các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.

 

Xem thêm các bài Giáo án Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ