Cho tam giác ABC vuông tại đỉnh A.

4.44. Cho tam giác ABC vuông tại đỉnh A. Gọi M là trung điểm của BC và D là điểm nằm trên tia đối của tia MA sao cho MD = MA (H.4.49). Chứng minh rằng:

a) Tam giác ABD vuông tại B.

b)$ \Delta ABD=\Delta BAC$

c) Các tam giác AMB, AMC là các tam giác cân tại đỉnh M.

Bài Làm:

a)Xét tam giác AMC và tam giác DMB có:

MA = MD (gt)

MB = MC (M là trung điểm của BC)

$\widehat{AMC}=\widehat{DMB}$ (hai góc đối đỉnh)

Do đó, $\Delta AMC = \Delta DMB$ (c . g . c).

Suy ra $\widehat{DBM}=\widehat{ACM}$ (hai góc tương ứng).

Do tam giác ABC vuông tại A nên $\widehat{ABC}+\widehat{ACM}=\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=90^{\circ}$

Khi đó, ta có: $\widehat{ABD}=\widehat{ABC}+\widehat{CBD}=\widehat{ABC}+\widehat{DBM}=\widehat{ABC}+\widehat{ACM}=90^{\circ}$

Suy ra $\widehat{ACM}=90^{\circ}$

Vậy tam giác ABD vuông tại B.

b)Xét tam giác vuông ABD và tam giác vuông BAC có:

BD = AC (do $\Delta AMC = \Delta DMB$)

AB cạnh chung

Do đó, $\Delta ABD = \Delta BAC$ (hai cạnh góc vuông).

c) Do tam giác ABC vuông tại A nên AC $\perp$ AB tại A.

Tam giác ABD vuông tại B nên DB $ \perp$AB tại B.

Suy ra AC // DB (do cùng vuông góc với AB).

=> $\widehat{BDA}=\widehat{CAD}$ (hai góc so le trong).

Lại có: $\widehat{ACB}=\widehat{BDA}$ (do $\Delta ABD = \Delta BAC$).

Do đó, $\widehat{CAD}=\widehat{ACB}$, hay $\widehat{CAM}=\widehat{ACM}$.

Suy ra tam giác AMC cân tại đỉnh M.

Khi đó MA = MC.

Mà MB = MC (do M là trung điểm của BC).

Nên MA = MB = MC.

Do đó, tam giác AMB cân tại đỉnh M.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT toán 7 Kết nối tri thức bài 16 Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng

BÀI TẬP

4.41. Trong những tam giác dưới đây (H.4.46), tam giác nào là tam giác cân, cân tại đỉnh nào? Vì sao?

Xem lời giải

4.42. Tính số đo các góc còn lại trong các tam giác cân dưới đây (H.4.47).

Xem lời giải

4.43. Tam giác ABC có hai đường cao BE và CF bằng nhau (H.4.48). Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại đỉnh A.

Xem lời giải

4.45. Cho tam giác ABC là tam giác cân đỉnh A. Chứng minh rằng:

a) Hai đường trung tuyến BM, CN bằng nhau (H.4.50a).

b) Hai đường phân giác BE, CF bằng nhau (H.4.50b).

Xem lời giải

4.46. Cho các điểm A, B, C, D, E như hình 4.51. Chứng minh rằng:

a) $\Delta AEB$ và $\Delta DEC$ là các tam giác cân đỉnh E.

b) AB//CD

 

Xem lời giải

4.47. Cho tam giác ABH vuông tại đỉnh H có $\widehat{ABH}=60^{\circ}$. Trên tia đối của tia HB lấy điểm C sao cho HB = HC (H.4.52). Chứng minh rằng ∆ABC là tam giác đều và BH =$\frac{AB}{2}$

Xem lời giải

4.48. Đường thẳng d trong hình nào dưới đây là trung trực của đoạn thẳng AB?

Xem lời giải

4.49. Cho A là một điểm tùy ý nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC sao cho A  không thuộc BC. Khẳng định nào sau đây là đúng?

a) AB=AC.

b) Tam giác ABC đều.

c) $\widehat{ABC}=\widehat{ACB}$.

d) Tam giác ABC cân tại đỉnh A.

Xem lời giải

4.50. Cho tam giác ABC cân tại đỉnh A có đường cao AH. Cho M là một điểm tùy ý trên đường thẳng AH sao cho M không trùng với A (H.4.54). Chứng minh rằng: $\widehat{MBA}=\widehat{MCA}$

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT toán 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT toán 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.