Lời giải Bài 3 Đề thi thử lên lớp 10 môn toán lần 1 năm 2017 của trường THPT chuyên Nguyễn Huệ

Bài Làm:

Lời giải  bài 3 :

Đề bài :

Cho hình chữ nhật ABCD nội tiếp đường tròn tâm O, bán kính R, có $\widehat{AOB}=60^{\circ}$ .

a) Tính các cạnh của hình chữ nhật ABCD theo R.

b) Trên cung nhỏ BC lấy điểm M  ( $M\neq B;M\neq C$ ). Gọi G là trọng tâm của tam giác MBC. Khi điểm M di động trên cung nhỏ BC thì điểm G di động trên đường nào?

Hướng dẫn giải chi tiết :

                                                                 

a.  Theo giả thiết ta có :

+  $\widehat{AOB}=60^{\circ}$  

=>  AB = CD = R  (AB là cạnh của lục giác đều nội tiếp) .

+  $\widehat{AOD}=120^{\circ}$  

=>  AD = BC = $R\sqrt{3}$ (AD là cạnh của tam giác đều nội tiếp) .

b.   Gọi N là trung điểm của BC và I thuộc NO sao cho $NI=\frac{1}{3}NO$  <=>  I và N cố định.

Do G là trọng tâm của ΔMBC  nên:  $NG=\frac{1}{3}NM=> \frac{NG}{NM}=\frac{1}{2}$ .

Mà $NI=\frac{1}{3}NO=> \frac{NI}{NO}=\frac{1}{3}$

=>  $\frac{NG}{NM}=\frac{NI}{NO}=>  IG//OM$

=>  $\frac{IG}{OM}=\frac{1}{3}=> IG=\frac{1}{3}OM$

<=>  $IG=\frac{1}{3}R$

=>  Điểm G thuộc đường tròn tâm I, bán kính = $\frac{1}{3}R$ .

Giới hạn :

+  Khi $M\equiv B=> G\equiv G_{1}$

+  Khi $M\equiv C=> G\equiv G_{2}$    ( với $G_{1},G_{2}$ là giao điểm của đường tròn (I) với BC và $NG_{1}=\frac{1}{3}NB;NG_{2}=\frac{1}{3}NC$ )

Vậy khi điểm M di động trên cung nhỏ BC thì điểm G di động trên cung $\widehat{G_{1}GG_{2}}$ của đường tròn $(I;\frac{1}{3}R)$ .

Xem thêm các bài Đề thi lên 10 chuyên Toán, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi lên 10 chuyên Toán chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.