Câu 1: Hãy viết các dấu hiệu đặc trưng của một số loại thiên tai dưới đây:
- Bão
- Lũ
- Lụt
- Sạt lở đất
- Hạn hán
- Mưa đá
Trả lời:
- Bão: Gió xoáy có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật trong phạm vi rộng kèm theo mưa to đến rất to, có sức phá hoại rất lớn, làm đổ cây cối, nhà cửa,...
- Lũ: Nước dâng cao do nước mưa ở vùng đầu nguồn dồn vào dòng sông trong một thời gian ngắn.
- Lụt: Nước dâng cao do mưa lũ, triều cường hoặc nước biển dâng gây ra, làm ngập cả một vùng rộng lớn, có thể nhấn chìm nhà cửa, ruộng đồng, cây cối.
- Sạt lở đất: Đất, đá bị sạt, trượt, lở do tác động của mưa, lũ hoặc dòng chảy.
- Hạn hán: Hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trong thời gian dài do không có mưa và cạn kiệt nguồn nước.
- Mưa đá: Mưa dưới dạng cục băng hoặc hạt băng có kích thước, hình dạng khác nhau, xảy ra trong thời gian ngắn, kèm theo mưa rào, đôi khi có gió
Câu 2: Đánh dấu X vào những phương án em chọn.
1. Nên làm gì khi biết bão cấp độ nguy hiểm sắp tràn về địa phương?
a/ Gia cố nhà cửa, cây cối, chuồng nuôi gia súc, gia cầm
b/ Ở yên trong nhà, không ra ngoài
c/ Nếu ở nơi trũng, có nguy cơ ngập thì cần chuẩn bị sẵn sàng để di chuyển người và tài sản cần thiết lên chỗ an toàn khí có lệnh sơ tán
2. Nên làm gì khi phát hiện có hiện tượng động đất (đồ đạc bị rung lắc dữ dội)?
a/ Nhanh chóng chạy ra khỏi nhà
b/ Nhanh chóng tìm chỗ trú trong nhà (như gầm bàn, gầm giường,..)
c/ Ngồi yên tại chỗ trong nhà
3. Nên làm gì khi đang đi ngoài đường, bất ngờ xảy ra dông, sét?
a/ Chạy nhanh đến gốc cây to để đứng trú
b/ Tránh xa, không đứng trú ở nơi có vật bằng kim loại hoặc cột điện
c/ Chạy nhanh đến nơi có nhà cửa gần nhất để đứng trú
4. Nên làm gì khi gặp nước lũ dâng cao và chảy xiết?
a/ Lội qua chỗ nước lũ đang dâng cao và chảy xiết
b/ Tìm thuyền/ bè/ mảng để vượt qua chỗ nước lũ đang dâng cao và chảy xiết
c/ Tìm chỗ an toàn, chờ cho nước lũ rút
5. Nên làm gì khi nhận được cảnh báo sắp có mưa lớn kéo đài, có thể gây ngập lụt ở địa phương?
a/ Cùng gia đình chuẩn bị tích trữ lương thực, thực phẩm, nước sạch
b/ Ở yên trong nhà, đóng chặt cửa số, cửa ra vào
c/ Chuyển đồ đạc và các vật dụng cần thiết lên chỗ cao nhất trong nhà
6. Nên làm gì khi biết được nguy cơ sạt lở đất ở khu vực gia đình đang sinh sống?
a/ Nhanh chóng di chuyển ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở đất
b/ Gia cố lại nền móng, nhà cửa cho vững chắc
c/ Chuẩn bị sẵn vật dụng cần thiết để chống sạt lở đất
Trả lời:
1- a, c
2- b
3- b,c
4- c
5- a, c
6- a
Câu 3: Hãy nêu hành động tự bảo vệ bản thân của em khi gặp mỗi tình huống thiên tai dưới đây:
- Bão
- Lũ
- Lụt
- Sạt lở đất
- Dông, sét
Trả lời:
- Bão: chuẩn bị sẵn sàng để di chuyển người và tài sản cần thiết lên chỗ an toàn khi có lệnh sơ tán
- Lũ: Tìm chỗ an toàn, chờ cho nước lũ rút
- Lụt: Cùng gia đình chuẩn bị tích trữ lương thực, thực phẩm, nước sạch, chuyển đồ đạc và các vật dụng cần thiết lên chỗ cao nhất trong nhà
- Sạt lở đất: Nhanh chóng di chuyển ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở đất
- Dông, sét: Chạy nhanh đến nơi có nhà cửa gần nhất để đứng trú
Câu 4: Ghi lại và chia sẻ với bạn về:
- Những việc em đã làm để đảm bảo an toàn khi thiên tai xảy ra.
- Những hành động em đã rèn luyện để tự bảo bệ bản thân trong một số tình huống thiên tai hay xảy ra ở địa phương.
Trả lời:
- Những việc em đã làm để đảm bảo an toàn khi thiên tai xảy ra là: chuẩn bị tốt nhất các đồ dùng cá nhân khi nhận được lệnh sơ tán khẩn cấp, luôn cập nhật tình hình thiên tai, báo ngay cho cơ quan chức năng nếu tình huống xấu xảy ra.
- Những hành động em đã rèn luyện để tự bảo bệ bản thân trong một số tình huống thiên tai hay xảy ra ở địa phương: chuẩn bị tốt công tác phòng chống thiên tai, bình tĩnh giải quyết tình huống khẩn cấp, tránh trú đến nơi an toàn.