[Kết nối tri thức] Giải SBT công nghệ 7 bài 7: Giới thiệu về rừng

Hướng dẫn giải bài 7: Giới thiệu về rừng 18 SBT công nghệ 7. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

BÀI 7. GIỚI THIỆU VỀ RỪNG

Câu 1. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm

A. thực vật rừng và động vật rừng.

B. đất rừng và thực vật rừng.

C. đất rừng và động vật rừng.

D. sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác.

 Đáp án: D. sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác.

 Câu 2. Đánh dấu v vào ô trước các phát biểu đúng về thành phần sinh vật rừng.

1. Động vật.                             2. Vi sinh vật.                               3. Không khí. 

4. Thực vật.                             5. Nước.                                        6. Nấm. 

7. Con người.                          8. Máy tỉa cành.

Đáp án: 

1. Động vật. 

2. Vi sinh vật.

4. Thực vật.

6. Nấm. 

Câu 3. Đánh dấu v vào ô  trước các phát biểu đúng về vai trò của rừng.

1. Điều hoà không khí.

2. Cung cấp gỗ, củi cho con người.

3. Mở rộng diện tích trồng trọt.

4. Chống biến đổi khí hậu.

5. Bảo tồn nguồn gene quý hiếm.

6. Phục vụ nghiên cứu khoa học.

7. Bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.

 Đáp án: 1, 2, 4, 5, 6, 7.

Câu 4. Điền tên các thành phần rừng ở cột A tương ứng với vai trò ở cột B.

A. Thành phần rừng B. Vai trò 
  1. Chắn gió, chắn sóng 
  2. Bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn
  3. Ngăn cát bay, lấn biển
  4. Điều hoà khí hậu
  5. Sản xuất, khai thác gỗ 
  6. Lưu giữ đa dạng nguồn gene sinh vật rừng
   7. Cung cấp lương thực, thực phẩm

Đáp án:

A. Thành phần rừng B. Vai trò 
Thực vật 1. Chắn gió, chắn sóng 
Thực vật 2. Bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn
Thực vật 3. Ngăn cát bay, lấn biển
Thực vật 4. Điều hoà khí hậu
Thực vật 5. Sản xuất, khai thác gỗ 
Sinh vật ( Thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật) 6. Lưu giữ đa dạng nguồn gene sinh vật rừng
Thực vật, nấm  7. Cung cấp lương thực, thực phẩm

Câu 5. Các rừng sau đây thuộc loại rừng nào trong ba loại rừng đã học (rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng)?

Tên rừng Loại rừng
1. Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình   
2. Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, Nam Định  
3. Rừng tràm Trà Sư, An Giang  
 4. Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Kiên Giang   
5. Vườn Quốc gia Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp  
 6. Vườn Quốc gia Yok Đôn, Đăk Nông - Đăk Lăk  
7. Rừng thông Bản Áng, Mộc Châu, Sơn La  
8. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ   
9. Vườn Quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn  

Đáp án:

Tên rừng Loại rừng
1. Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình  Rừng đặc dụng
2. Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, Nam Định Rừng đặc dụng
3. Rừng tràm Trà Sư, An Giang Rừng đặc dụng
 4. Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Kiên Giang  Rừng đặc dụng
5. Vườn Quốc gia Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp Rừng đặc dụng
 6. Vườn Quốc gia Yok Đôn, Đăk Nông - Đăk Lăk Rừng đặc dụng
7. Rừng thông Bản Áng, Mộc Châu, Sơn La Rừng sản xuất
8. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ  Rừng đặc dụng
9. Vườn Quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn Rừng đặc dụng

Câu 6. Liên hệ thực tiễn ở địa phương em, hãy liệt kê một số rừng mà em biết và cho biết nó thuộc loại rừng nào. 

Tên rừng  Loại rừng
   
   
   
   
   

Đáp án: Theo thực tế địa phương

Câu 7. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò chính của rừng phòng hộ?

A. Sản xuất, kinh doanh gỗ và các loại lâm sản.

B. Bảo tồn nguồn gene sinh vật.

C. Bảo vệ đất, chống xói mòn. 

D. Phục vụ du lịch và nghiên cứu.

 Đáp án: C. Bảo vệ đất, chống xói mòn. 

Câu 8. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò chính của rừng sản xuất?

A. Bảo vệ nguồn nước.

B. Cung cấp gỗ và các loại lâm sản.

C. Hạn chế thiên tai.

D. Bảo vệ di tích lịch sử

Đáp án: B. Cung cấp gỗ và các loại lâm sản.

Câu 9. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò chính của rừng đặc dụng?

A. Chồng sa mạc hoá.

B. Điều hòa khí hậu

C. Hạn chế thiên tai

D. Bảo tồn nguồn gene quý hiếm. 

 Đáp án: D. Bảo tồn nguồn gene quý hiếm. 

 Câu 10. Đánh dấu v vào ô trước các phát biểu đúng về những vai trò chính của rừng phòng hộ.

1. Bảo vệ nguồn nước.

2. Bảo vệ đất, chống xói mòn.

3. Chống sa mạc hoa.

4. Chắn sóng biển, chống sạt lở.

5. Bảo tồn nguồn gene quý hiếm.

6. Điều hoà không khí, chống ô nhiễm môi trường.

7. Ngăn chặn sự xâm nhập mặn của biển.

Đáp án: 1, 2, 3, 4, 6, 7.

Câu 11. Đánh dấu Ý vào ô  trước các phát biểu đúng về những vai trò chính của rừng sản xuất.

1. Bảo tồn nguồn gene sinh vật.

2. Cung cấp gỗ, củi cho con người. 

3. Cung cấp nguồn dược liệu quý cho con người.

4. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

5. Phục vụ nghiên cứu khoa học.

6. Bảo vệ danh lam thắng cảnh.

 Đáp án: 2, 3, 4.

Câu 12. Đánh dấu v vào ô trước các phát biểu đúng về những vai trò chính của rừng đặc dụng.

1. Bảo tồn nguồn gene thực vật.

2. Bảo vệ di tích lịch sử.

3. Mở rộng diện tích trồng trọt.

4. Phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.

5. Cung cấp nguồn gỗ quý cho con người. 

6. Phục vụ nghiên cứu khoa học

Đáp án:1, 2, 4 ,6.

Xem thêm các bài Giải SBT công nghệ 7 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT công nghệ 7 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.