[Kết nối tri thức] Giải SBT công nghệ 7 bài 3: Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng

Hướng dẫn giải bài 3: Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng trang10 SBT công nghệ 7. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1. Kể tên ba loại cây trồng ứng với mỗi hình thức gieo trồng trong bảng sau:

Hình thức gieo trồng   Loại cây trồng áp dụng
Trồng bằng cây con   
Trồng bằng hạt  
Trồng bằng hạt  
Trồng bằng đoạn thân  

Đáp án: 

Hình thức gieo trồng   Loại cây trồng áp dụng
Trồng bằng cây con  Nhãn, vải, xoài, hồng xiêm, mít,...
Trồng bằng hạt Ngô. thóc (gieo thẳng), đậu, lạc,...
Trồng bằng hạt Khoai tây, gừng, nghệ, cà rốt,...
Trồng bằng đoạn thân Mía, Khoai lang, sắn, râm bụt,...

Câu 2. Khi trồng cây con, để giúp cây đứng vững cần phải 

A. bón phân cho cây ngay sau khi trồng.

B. vun gốc ngay sau khi trồng. 

C. đào hố thật sâu.

D. trồng cây với mật độ thật dày.

Đáp án: B. vun gốc ngay sau khi trồng. 

Câu 3. Khi gieo trồng cần phải đảm bảo đúng các yêu cầu nào sau đây? Đánh dấu v vào ô  trước các ý trả lời đúng.

1. Thời vụ.                              2. Phân bón.  

3. Mật độ.                              4. Khoảng cách.

5. Thuốc bảo vệ thực vật.   6. Độ nông sâu.

 Đáp án: 1, 3 ,4 ,6.

Câu 4. Hình thức gieo hạt thường được áp dụng đối với nhóm cây trồng nào sau đây?

 A. Cây công nghiệp.

B. Cây ăn quả.

C. Cây lương thực (lúa, ngô).

D. Cây lấy gỗ.

 Đáp án:C. Cây lương thực (lúa, ngô).

Câu 5. Chăm sóc cây trồng gồm những công việc gì? Đánh dấu v vào ô trước các ý trả lời đúng. 1. Tỉa, dặm cây.

2. Làm cỏ, vun xới.

3. Gieo hạt, trồng cây con.

4. Bón phân thúc.

5. Cày đất, lên luống.

6. Tưới tiêu nước.

 Đáp án:1, 2, 4, 6.

Câu 6. Khi nào cần tỉa cây?

A. Cây mọc không đồng đều.

C. Cây mọc quá thưa.

B. Cây mọc quá dày.

D. Cây trồng bị thiếu nước. 

Đáp án: B. Cây mọc quá dày.

Câu 7. Khi nào cần dặm cây?

A. Cây trồng bị thiếu ánh sáng.

C. Cây mọc quá thưa.

B. Cây mọc quá dày.

D. Cây trồng bị thừa dinh dưỡng.

 Đáp án: C. Cây mọc quá thưa.

Câu 8. Dặm cây nhằm mục đích gì?

A. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

B. Loại bỏ các cây trồng bị sâu, bệnh.

C. Đảm bảo mật độ cây trồng trên đồng ruộng.

D. Nâng cao chất lượng nông sản.

 Đáp án: C. Đảm bảo mật độ cây trồng trên đồng ruộng.

Câu 9. Đánh dấu v vào ô  trước những phát biểu đúng.

1. Làm cỏ giúp giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại với cây trồng.

2. Làm cỏ giúp hạn chế nơi trú ẩn của sâu, bệnh hại.

3. Làm cỏ giúp tăng độ ẩm cho đất.

4.Vun gốc giúp cây trồng đứng vững.

5. Vun xới đất giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng.

6.Vun xới đất giúp tạo độ tơi xốp, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển.

Đáp án:1, 2, 4, 6.

Câu 10. Khi cây bị ngập úng, bộ phận nào của cây sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất?

 A. Lá cây.              B. Thân cây.

C. Rễ cây.               D. Hoa và quả.     

Đáp án: C. Rễ cây.    

Câu 11. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi cây bị thiếu nước là gì?

A. Lá cây bị vàng úa.          B. Lá cây bị rụng.

C. Lá cây bị héo                   D. Lá cây bị đốm.

Đáp án: C. Lá cây bị héo     

Câu 12. Nên tưới nước cho cây trồng vào thời gian nào trong ngày?

A. Buổi sáng sớm hoặc buổi trưa.

B. Buổi trưa hoặc buổi chiều muộn.

C. Vào bất kì thời gian nào trong ngày.

D. Buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.

 Đáp án: D. Buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.

Câu 13. Cần phải làm gì trước khi bón phân thúc cho cây trồng?

A. Tưới nước.             B. Vun xới đất.

C. Làm cỏ dại.           D. Phun thuốc trừ sâu.

Đáp án: C. Làm cỏ dại.  

Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bón phân thúc cho cây trồng?

A. Bón phân vào đất trước khi trồng cây.

B. Bón phân trước khi làm cỏ dại.

C. Bón phân sau khi thu hoạch.

D. Bón phân vào một số giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng

Đáp án: D. Bón phân vào một số giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng

Câu 15. Bón phân thúc cho cây trồng có vai trò nào sau đây?

A. Bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

B. Ngăn ngừa sự phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng.

C. Ngăn ngừa sự phát triển của cỏ dại.

D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

 Đáp án: A. Bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Câu 16. Đánh dấu v vào ô  trước những phát biểu đúng.

1. Vệ sinh đồng ruộng giúp loại bỏ nguồn sâu, bệnh hại cây trồng.

2. Gieo trồng đúng thời vụ giúp tránh thời kì sâu, bệnh hại phát triển mạnh.

3. Chăm sóc kịp thời giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức chống chịu sâu, bệnh hại.

4. Bón phân hợp lí giúp loại bỏ nguồn sâu, bệnh hại cây trồng.

5. Sử dụng giống chống sâu, bệnh giúp tránh sự xâm nhập của sâu, bệnh hại vào cây trồng.

6. Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích sẽ làm cho sâu, bệnh hại phát triển mạnh.

 Đáp án: 1, 2, 3, 5.

Câu 17. Để việc phòng trừ sâu, bệnh hại đạt hiệu quả, cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào sau đây? Đánh dấu v vào ô trước các ý trả lời đúng.

1. Phòng là chính.

2. Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

3. Ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học vì có hiệu quả nhanh.

4. Chỉ nên sử dụng các chế phẩm trừ sâu sinh học vì nó an toàn với con người và thân thiện với môi trường.

5. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. 

Đáp án: 1, 2, 5.

Câu 18. Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí cho cây trồng có tác dụng gì sau đây?

A. Tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng.

B. Xua đuổi sâu, bệnh hại cây trồng.

C. Tăng sức chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng.

D. Tránh thời kì sâu, bệnh hại phát triển mạnh.

Đáp án: C. Tăng sức chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng.

Câu 19. Đánh dấu v vào ô trước những phát biểu đúng về các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

1. Biện pháp thủ công đơn giản, dễ thực hiện.

2. Biện pháp hoá học có tác dụng diệt sâu, bệnh hại nhanh và ít tốn công

3. Biện pháp sinh học có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường.

4. Biện pháp thủ công có hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh.

5. Biện pháp hoá học thân thiện với môi trường và an toàn với con người.

6. Biện pháp canh tác có hiệu quả cao trong phòng bệnh hại.

 Đáp án: 1, 2, 3, 4, 5.

Câu 20. Mô tả nào sau đây là của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại thủ công?

A. Thay giống cũ bằng giống mới có khả năng kháng sâu, bệnh hại.

B. Vệ sinh đồng ruộng.

C. Sử dụng các sinh vật có lợi (ong mắt đỏ, bọ rùa,...) để tiêu diệt sâu hại.

D. Dùng bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.

Đáp án: D. Dùng bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.

Câu 21. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học phòng trừ sâu và bệnh hại cần đảm bảo các yêu cầu nào sau đây? Đánh dấu v vào ô trước các ý trả lời đúng.

1. Sử dụng đúng loại thuốc.

2. Sử dụng đúng nồng độ và liều lượng.

3. Lúc đầu sử dụng nồng độ thấp, sau đó giảm dần nồng độ.

4. Đảm bảo thời gian cách li đúng quy định.

5. Không phun ngược chiều gió.

6. Sử dụng nồng độ thấp để tiết kiệm thuốc và tránh ô nhiễm môi trường.

 Đáp án: 1, 2, 4, 5.

Câu 22. Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng bằng biện pháp hoá học, yêu cầu “Đảm bảo thời gian cách li đúng quy định” nghĩa là gì?

A. Đảm bảo thời gian cách li người phun thuốc với những người khác A trong gia đình.

B. Đảm bảo thời gian từ khi phun thuốc đến khi thu hoạch.

C. Đảm bảo thời gian giữa hai lần phun thuốc.

D. Đảm bảo thời gian từ khi trồng đến khi phun thuốc. 

Đáp án: B. Đảm bảo thời gian từ khi phun thuốc đến khi thu hoạch.

Câu 23*. Trò chơi giải ô chữ: Ô chữ là một câu tục ngữ có ý nghĩa nhấn mạnh vai trò của việc chăm sóc cây trồng gồm 34 chữ cái, chữ cái ở ô đầu tiên và ô 18 đều là chữ C, chữ cái ở ô 34 là chữ N 

Đáp án: Công trồng là công bỏ công làm cỏ là công ăn.

Xem thêm các bài Giải SBT công nghệ 7 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT công nghệ 7 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.