Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Trận bóng dưới lòng đường

Bài mẫu 4: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Trận bóng dưới lòng đường

Bài Làm:

Trong lứa tuổi của chúng ta, có rất nhiều bạn thích chơi bóng. Tuy nhiên, cần phải chơi đúng nơi đúng chỗ. Vậy mà có một nhóm bạn của chúng ta lại không để ý đến điều ấy, các bạn đã chơi bóng dưới lòng đường. Chuyện gì đã xảy ra hôm đó? Chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường.

Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng, Quang bấm nhẹ bóng sang cánh ohair cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trá trống hẳn đi, Vũ chuyền bóng cho Long. Long như chỉ đợi có vậy, dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Cái đầu húi của của cậu bé chui về phía trước. Bỗng một tiếng “kít….” làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa thì cậu đã tông phải xe gắn máy. Bác đi xe nổi nóng làm cả bọn chạy toán loạn.

Nhưng chỉ được một lát, bọn trẻ hết sợ, lại hò nhau xuống lòng đường. Lần này, Quang quyết định chơi bóng bổng. Còn cách khung thành chừng năm mét, em co chân sút rất mạnh. Qủa bóng vút lên, nhưng lại đi lệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khụy xuống. Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ, Bác quát to:

- Chỗ này là chỗ chơi bóng à?

Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.

Từ một gốc cây, Quang lén nhìn sang. Bác đứng tuổi xuýt xoa, hỏi an ông cụ. Một chiếc xích lô xịch tới. Bác lớn tuối vừa dìu ông cụ lên xe vừa bực bội:

- Thật là quá quắt.

Quang sợ tái cả người. Bỗng cậu thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo:

- Ông ơi…Cụ ơi! Cháu xin lỗi cụ.

Qua câu chuyện trên ta rút ra được được bài học: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông để bảo vệ tính mạng cho mình và cho mọi người. Hơn nữa, cũng qua câu chuyện này ta biết được Quang là cậu bé biết nhận lỗi khi đá bóng ở lòng đường làm cụ già bị thương, đồng thời bạn ấy cũng là người giàu tình cảm, khi nhìn cái lưng của ông cụ, em nghĩ đến cái lưng của ông nội mình và mếu máo xin lỗi ông cụ.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 148

Bài mẫu 1: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Chuyện người mẹ hiền

Xem lời giải

Bài mẫu 2: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Chuyện chiếc rễ đa tròn

Xem lời giải

Bài mẫu 3: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Ở lại với chiến khu

Xem lời giải

Bài mẫu 5: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Những tấm lòng cao cả - chương 1

Xem lời giải

Bài mẫu 6: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Không gia đình - Phần 1: Làng tôi

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Tiếng Việt 5 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Tiếng Việt 5 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 5 giúp bạn học tốt hơn.

Tuần 19: Người công dân

Tuần 20: Người công dân

Tuần 21: Người công dân

Tuần 22: Vì cuộc sống thanh bình

Tuần 23: Vì cuộc sống thanh bình

Tuần 24: Vì cuộc sống thanh bình

Tuần 25: Nhớ nguồn

Tuần 26: Nhớ nguồn

Tuần 27: Nhớ nguồn

Tuần 28: Ôn tập giữa học kì 2

Tuần 29: Nam và Nữ

Tuần 30: Nam và Nữ

Tuần 31: Nam và Nữ

Tuần 32: Những chủ nhân tương lai

Tuần 33: Những chủ nhân tương lai

  • Giải bài Tập đọc Lớp học trên đường
  • Giải bài Chính tả Sang năm con lên bảy
  • Giải bài Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ Quyền và bổn phận
  • Giải bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
  • Giải bài Tập đọc Nếu trái đất thiếu trẻ con
  • Giải bài Luyện từ và câu Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)
  • Tuần 35: Ôn tập cuối học kì 2

    Lớp 5 | Để học tốt Lớp 5 | Giải bài tập Lớp 5

    Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 5, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 5 giúp bạn học tốt hơn.