Bài mẫu 2: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Chuyện chiếc rễ đa tròn
Bài Làm:
Em đã được nghe nhiều bài hát, được đọc nhiều câu chuyện về Bác. Em có nhớ, trong bài thơ “thăm cõi Bác xưa” nhà thơ Tố Hữu có viết:
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa
Tình thương của Bác được thể hiện rõ hơn, cụ thể hơn trong những mẩu chuyện nói về cuộc sống giản dị hằng ngày của Bác. Trong những mẩu chuyện ấy, câu chuyện”chiếc rễ đa tron” đã lại nhiều ấn tượng nhất với em. Sau đây, em xin kể lại để mọi người cùng nghe.
Buổi sáng hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn nghèo trên mặt đất, chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy:
- Chú cuốn chiếc rễ này lại rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé.
Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất rồi vùi chiếc rễ xuống nhưng Bác lại bảo:
- Chú nên làm thế này.
Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc. Sau đó, mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Chú cần vụ thắc mắc:
- Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?
Bác khẽ cười:
- Rồi chú sẽ biết.
Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi đến thăm vườn Bác ai cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu, vì sao Bác trồng chiếc rễ đa thành hình vòng tròn như thế.
Qua câu chuyện trên của Bác ta thấy, Bác lúc nào cũng nghĩ đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Tình thương của Bác thạt là bao la rộng lớn. Chúng ta may mắn lớn lên và sinh ra được học tập ngày hôm nay là nhờ công lao to lớn của Bác và các anh hùng đã hi sinh vì đất nước. Vì vậy, chúng ta cần phải cố gắng học tập chăm chỉ, trau dồi, rèn luyện bản thân, để xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.