Hãy nêu ý nghĩa các chi tiết: nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn

Luyện tập

Bài tập 1: trang 111 sgk ngữ văn 12 tập 2

Hãy nêu ý nghĩa các chi tiết: nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn.

Bài Làm:

  • Các chi tiết nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn ở phần gần cuối tác phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm.  Ở không gian nghĩa địa. Nhân vật chính của bức tranh này là hai bà mẹ. Họ đều có điểm chung là có con bị chết trẻ, họ cùng đến nghĩa địa để viếng con. Những người con của họ đều được chôn tại “miếng đất dọc chân thành phía Tây vốn là đất công”. Điều khác biệt là những đứa con ấy được chôn ở hai phía của nghĩa địa được ngăn cách bằng “con đường mòn, nhỏ hẹp, cong queo” do “những người hay đi tắt giẫm mãi mà thành”. Con đường tạo ra bởi thói quen, bởi thành kiến ngự trị lâu ngày, thói quen ăn sâu thành nếp nghĩ trong đầu óc mọi người, bởi thế con đường này không chỉ để đi mà con đường này còn là con đường của thành kiến, được tạo ra bằng sự u mê, dẫn tới sự đối xử không bình thường, thành sự ngăn cách tự nhiên, bất khả kháng của những con người trong xã hội ấy. Đứa con của bà Hoa được chôn ở “phía tay phải” nơi dành cho “những người nghèo”, còn đứa con của bà Hạ thì chôn ở phía tay trái, nơi dành cho “những người chết chém hoặc chết tù”. Con đường trở thành ranh giới ước định giữa “dân” và “giặc. Điểm nổi bật lên từ nghĩa địa này là “cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ” mà từ đó toát lên ý nghĩa biểu trưng là các nhà giàu, tức tầng lớp thống trị trong xã hội Trung Hoa thời đó, tồn tại trên sự hi sinh xương máu của “dân” và của “giặc”, “dân” bị bóc lột, bị bần cùng hóa mà chết dần chết mòn trong đói khổ, còn nếu chống đối thì bị qui là “giặc” và tất yếu là phải chết. Cả hai loại chết đều cùng vì khổ đau, vì bị áp bức nhưng lại bị phân biệt đối xử rõ ràng qua hai nửa của nghĩa địa được ngăn cách bằng con đường của thành kiến mê muội ấy.
  • Hình tượng con đường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm của Lỗ Tấn. Nó trở thành hình tượng ẩn dụ thể hiện mối quan tâm đặc biệt của nhà văn về vận mệnh của quốc gia. Trong tác phẩm này, nó mang nhiều ý nghĩa.  Con đường mòn tượng trưng cho tập quán xấu, nếp nghĩ cũ. Và đây là con đường đã cũ không thể đưa Trung Hoa đi đến tương lai. Do đó cần phá bỏ con đường, xóa bỏ ranh giới ngăn cách của lòng người. Trung Hoa cần phải tìm ra con đường mới. Lỗ Tấn nói: Đường là cái gì? Chính là chỗ chưa có đường đi mà ra, từ chỗ chỉ có gai góc mở ra. 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Thuốc Lỗ Tấn

Hướng dẫn học bài

Câu 1: Trang 111 sgk ngữ văn 12 tập 2

Hình tượng chiến bánh bao tẩm máu người mang ý nghĩa gì? 

Xem lời giải

Câu 2: Trang 111 sgk ngữ văn 12 tập 2

Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên như thế nào? Qua cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du, Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 111 sgk ngữ văn 12 tập 2

Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc nhưng thời gian nghệ thuật thì có tiến triển. Từ mùa thu trảm quyết đến mùa xuân thanh minh đã thể hiện sự suy tư lạc quan của tác giả. Tìm hiểu ý nghĩa hình ảnh vòng hoa.

Xem lời giải

Bài tập 2: trang 111 sgk ngữ văn 12 tập 2

Câu hỏi của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ người tử tù "Thế này là thế nào? " có ý nghĩa gì? 

Xem lời giải

Đề bài: Cảm nhận của anh chị về nhân vật Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Thuốc Lỗ Tấn "

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Thuốc Lỗ Tấn. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 12 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 12 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.