Giáo án 5512 âm nhạc 7 tiết 8: Kiểm tra 45 phút

Dưới đây là mẫu giáo án tiết 8: Kiểm tra 45 phút được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình âm nhạc lớp 7. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Tuần                                                               Ngày soạn:

Tiết                                                                 Ngày dạy:

                                                      Tiết 8: KIỂM TRA 45 PHÚT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết:

Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 2 bài hát đã học.

Đọc nhạc - ghép lời ca thành thạo 3 bài TĐN.

Nhớ lại những kiến thức về nhạc lí Nhịp lấy đà Nhịp 44

- HS hiểu: về NS Hoàng Việt và sơ lược về một số nhạc cụ phương Tây.

- HS vận dụng: trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đọc và ghép lời kết hợp gõ phách các bài TĐN.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

  • Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

b. Năng lực chuyên biệt

  • Thực hành âm nhạc.
  • Hiểu biết âm nhạc.
  • Cảm thụ âm nhạc.

3. Phẩm chất

  • Yêu gia đình, quê hương, đất nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

  • Đề bài KT

2. Học sinh :

  • SGK, vở ghi, học thuần thục các bài

III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA

A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Nội dung kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

1.Học hát:

Mái trường mến yêu

Lý cây đa

Tên tác giả, tên bài hát

Nêu được nội dung bài hát; tìm được một số bài hát khác có chung chủ đề

Hát thuộc lời ca, đúng cao độ trường độ của bài hát

Hát đúng nhạc, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát

Có minh họa phù hợp

Tỉ lệ

10%

25%

35%

30%

2.Tập đọc nhạc:

TĐN số 1,

TĐN số 2.

TĐN số 3

Tên bài tập đọc nhạc, nhịp của bài

Xác định giọng bài TĐN, một số kí hiệu âm nhạc sử dụng trong bài TĐN

Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN. Ghép đúng lời ca

Đọc chính xác cao độ, trường độ bài TĐN kết hợp gõ phách, gõ tiết tấu, đánh nhịp

Tỉ lệ

10%

25%

35%

30%

B. ĐỀ KIỂM TRA

Đề 1: Em hãy cho biết tác giả bài hát “Mái trường mến yêu” , trình bày bài hát đó và nêu nội dung bài hát

Đề 2: Hãy trình bày bài hát “Lý cây đa” , kể tên 1 số bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh. Nội dung bài hát “ Lý cây đa”

Đề 3: Em hãy đọc và ghép lời bài TĐN số 2.Định nghĩa nhịp 44

Đề 4: Thế nào là nhịp lấy đà ? Đọc bài TĐN số 3

Đề 5: Kể tên nhạc cụ phương Tây và nêu đặc điểm của từng loại nhạc cụ đó

Đề 6: Đọc bài TĐN số 1 và Kể tên nhạc cụ phương Tây mà em biết

Đề 7: Đánh nhịp và đọc bài TĐN số 2.So sánh nhịp 2/4,3/4,4/4

C. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM

Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức:

- Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:

+ Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.

+ Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.

- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại”.

Khi thực hiện quy định trên, giáo viên cần lưu ý:

- Quy định trên nhằm tạo điều kiện cho những học sinh chưa “thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra” nhưng “có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra” thì vẫn được xếp loại Đ. Như vậy, chỉ có những học sinh không “cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra” thì mới phải xếp loại CĐ.

I. NỘI DUNG HỌC HÁT

1.Nêu đúng tên tác giả bài hát, nêu đúng nội dung bài hát (Đạt)

2.Hát thuộc lời ca (Đạt)

3.Hát đúng cao độ trường độ của bài  (Đạt)

4.Hát to, rõ, đúng sắc thái bài hát (Đạt)

5.Đội hình đứng đẹp, có sáng tạo trong biểu diễn (Đạt)

6.Nhóm có thể hiện động tác minh họa cho bài hát phù hợp (Đạt)

Nhóm có hát đối đáp hoặc hát bè và hòa giọng (Đạt)

ĐÁP ÁN:

Loại Đạt (Đ): các tiêu chí 1,2, 3 phải Đạt, tiêu chí 4, 5, 6, 7 (CĐ) trở lên

Loại chưa đạt (CĐ): Các trường hợp còn lại

II. NỘI DUNG TẬP ĐỌC NHẠC

1.Nêu đúng tên bài Tập đọc nhạc, số chỉ nhịp của bài (Đạt)

2.Xác định đúng giọng bài TĐN (Đạt)

3.Nêu được một số kí hiệu âm nhạc trong bài (Đạt)

4.Đọc nhạc đúng tên nốt của bài TĐN ( Đạt)

5.Đọc đúng cao độ và trường độ của bài TĐN (Đạt)

6.Đọc nhạc to, rõ và ghép lời ca cho bài TĐN (Đạt)

7.Ghép lời ca của bài TĐN và hát đúng tính chất, nội dung (Đạt)

8.Đọc nhạc kết hợp gõ phách (tiết tấu, đánh nhịp) đúng (Đạt)

ĐÁP ÁN:

             Loại Đạt (Đ): các tiêu chí 1,2,3,4 phải Đạt, tiêu chí 5,6,7,8 (CĐ) trở lên

             Loại chưa đạt (CĐ): Các trường hợp còn lại

Câu 1: Bài hát “Mái trường mến yêu ” do nhạc sĩ Lê Quốc Thắng sáng tác

Qua bài hát học sinh thêm  ghi nhớ công lao to lớn của các thầy cô giáo đã dạy dỗ  và đem tới cho các em bao hoài bão, ước mơ tươi đẹp chắp cánh cho các em bay vào tương lai ngời sáng.

Câu 2: Gợi lên không khí vui vẻ của ngày hội quan họ thông qua nét nhạc vui tươi, dí dỏm mềm mại của bài hát .

Một số bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh: Hoa thơm bướm lượn, Trèo lên trái núi Thiên Thai.

Câu 3: Nhịp  4/4 : Gồm 4 phách mỗi phách tương ứng với một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2 là phách nhẹ, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ. Nhịp 4/4 vừa đủ một nốt tròn

Câu 4: ô nhịp thiếu được gọi là nhịp lấy đà

Câu 5:

+) Đàn ắc-coóc-đê-ông còn gọi là Phong cầm, bàn phím của ắc-coóc-đê-ông giống như đàn  Pi-a-nô nhưng số lượng phím ít hơn, đàn dùng để độc tấu hoặc đệm cho hát. Rất tiện lợi trong hoạt động ca nhạc quần chúng vì ko cần sử dụng đến điện hoặc pin mà chỉ dùng hộp gió để điều khiển tiếng đàn.

+) Đàn Vi-ô-lông còn gọi là vĩ cầm, có 4 dây, dùng cung kéo trên dây đàn. Một loại đàn có hình dáng giống Vi-ô-lông nhưng kích cỡ lớn hơn, âm thanh trầm ấm hơn đó là đàn Vi-ô-lông-xen (xen-lô).

+) Đàn Pi-a-nô còn gọi là đàn dương cầm, nó thuộc loại đàn phím.

+) Đàn Ghi-ta có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, có 6 dây, dùng ngón tay gẩy hoặc miếng gẩy. Đàn có thể độc hoặc tấu, đệm cho các nhạc cụ khác đệm cho hát.

Câu 6:  Đàn ắc-coóc-đê-ông

              Đàn Vi-ô-lông

              Đàn Pi-a-nô

             Đàn Ghi-ta

III.NHẬN XÉT

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

  • Bảng thống kê kết quả kiểm tra:

Điểm

0 -> <5 (CĐ)

5 -> 10 (Đ)

Điểm trên TB (%)

7A

 

 

 

7B

 

 

 

7C

 

 

 

IV. PHỤ LỤC VÀ ĐIỀU CHỈNH

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

         

Xem thêm các bài Giáo án âm nhạc 7, hay khác:

Bộ Giáo án âm nhạc 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.