Câu 1. Đọc bài văn Công nhân sửa đường (Tiếng Việt 5, tập một, trang 150), thực hiện các yêu cầu sau:
a) Xác định các đoạn của bài văn. Nêu nội dung chính của từng đoạn:
Các đoạn |
Nội dung chính của từng đoạn |
............... |
............ |
b) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn.
Trả lời.
a) Xác định các đoạn của bài văn. Nêu nội dung chính của từng đoạn:
Các đoạn |
Nội dung chính của từng đoạn |
- Đoạn 1: Từ đầu cho đến ... "Loang ra mãi. ” |
- Tả bác Tâm đang vá đường. |
- Đoạn 2: Mảnh đường hình chữ nhật... khéo như vá áo ấy! |
- Tả thành quả lao động của bác Tâm. |
- Đoạn 3: Bác Tâm đứng lên ... rạng rỡ khuôn mặt bác. |
- Tả bác Tâm đứng trước đoạn đường đã vá xong. |
b) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn:
- Tay phải cẩm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh.
- Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
- Bác Tâm đứng lên, vươn vươn mấy cái liền
Câu 2. Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
Trả lời.
Bà tuy đã già, mắt đã kém hơn trước nhưng tay nghề khâu vá vận còn nguyên vẹn. Thỉnh thoảng bà lại ngồi trên chiếc ghế dựa, khâu lại những chiếc áo bị sứt chỉ. Bà ngồi đó, nheo nheo đôi mắt đã mờ, bà run run luồn sợi chỉ qua lỗ kim. Phải đến lần thứ hai sợi chỉ mới chịu ngoan ngoãn nghe lời bà chui mình qua đầu kim. Luồn chỉ xong, tay trái bà cầm kim, tay phải bà kéo đều hai đầu chỉ cho bằng nhau rồi vo viên thắt nút. Xong, bà cầm chiếc áo, giở ngược vạt trước lên tìm chỗ sứt chỉ. Tay trái nâng vạt áo lên cao để nhìn cho rõ, tay phải bà cầm vào giữa mũi kim, rồi đâm từng mũi chỉnh xác và gọn gàng. Khâu đến đâu bà kéo phẳng đến đấy nên gấu áo không bị xô, bị nhúm. Mỗi khi bà khâu áo cho ai trong gia đình, em đều thấy bà rất vui. Bởi bao nhiêu tình cảm dành cho con cho cháu bà đều đưa vào từng đường kim, mũi chỉ. Đối với bà khâu áo không chỉ là một công việc mà nó còn là một niềm vui.