Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit
- Quan sát, nêu hiện tượng xảy ra.
- Nhận xét, và giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng hóa học.
Bài Làm:
Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit
Dụng cụ, hóa chất:
- Dụng cụ: lọ thủy tinh có nút đậy bằng cau su, muỗng sắt, đèn cồn,…
- Hóa chất: photpho đỏ, quỳ tím.
Cách tiến hành:
- Chuẩn bị một lọ thủy tinh có nút đậy bằng cao su và một muỗng sắt.
- Cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ (bằng hạt đỗ xanh) photpho đỏ.
- Đưa muỗng sắt vào ngọn lửa đèn cồn cho P cháy trong không khí rồi đưa nhanh vào lọ.
- Khi P ngừng cháy thì đưa muỗng ra khỏi lọ và lưu ý không để P dư rơi xuống đáy lọ. Cho một ít nước vào lọ. Lắc cho khói trắng P2O5 tan hết trong nước.
- Cho mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch mới tạo thành trong lọ.
Hiện tượng – giải thích:
- Ta thấy photpho cháy sáng, có khói tạo thành:
4P + 5O2 →(to) 2P2O5
- Khi cho nước vào bình thủy tinh lắc cho khói tan hết, sau đó cho mẩu quỳ tím vào thì thấy mẩu quỳ tím chuyển đỏ do sản phẩm tạo thành là axit phophoric:
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4