Nội dung bài học gồm hai phần
- Lý thuyết về dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học
- Giải các thí nghiệm SGK
A. Lý thuyết
1. Sự biến đổi chất
a, Hiện tượng vật lí
- Hiện tượng chất biết đổi và vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, gọi là hiện tượng vật lí.
- VD: Nước đá để chảy thành nước lỏng, đun sôi nước chuyển thành hơi nước và ngược lại
b, Hiện tượng hóa học
- Hiện tượng chất biết đổi ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.
- VD: Đun nóng ống nghiệm chứa đường. Đường màu trắng chuyển thành màu đen là than và có hơi nước đọng trên thành ống nghiệm.
2. Phản ứng hóa học
a, Điều kiện xảy ra phản ứng hóa học
- Các chất phản ứng tiếp xúc với nhau thì phản ứng xảy ra.
- Tùy vào từng phản ứng cụ thể cần phải đun nóng.
- Một số phản ứng cần đến chất xúc tác để cho phản ứng xảy ra nhanh hơn.
b, Nhận biết phản ứng hóa học xảy ra
- Nhận biết phản ứng hóa học xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành (màu sắc, trạng thái, tỏa nhiệt, phát sáng).
B. Giải các thí nghiệm SGK
B. Bài tập & Lời giải
Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím)
- chất rắn trong ống nghiệm có tan hết không?
- Quan sát màu của dung dịch trong hai ống nghiệm.
Xem lời giải
Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit
- Quan sát thấy gì trong mỗi ống nghiệm?
- Mô tả những gì quan sát được. Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học ? Giải thích.
- Ghi lại hiện tượng trong mỗi ống nghiệm. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Viết phương trình phản ứng.
Cho biết : a) Trong hơi thở ra có khí cacbon đioxit, hai chất mới tạo ra là canxi cacbonat và nước ;
b) Hai chất mới tạo ra thì một cũng là canxi cacbonat và một là natri hidroxit.