Giải bài tập 14 trang 92 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Bài tập 14 trang 92 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm M, N lần lượt trên cạnh AB, AC sao cho AM = AN.

a) Chứng minh tứ giác BMNC là hình thang cân. 

b) Xác định vị trí các điểm M, N để BM = MN = NC.

Bài Làm:

Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm M, N lần lượt trên cạnh AB, AC sao cho AM = AN. a) Chứng minh tứ giác BMNC là hình thang cân.  b) Xác định vị trí các điểm M, N để BM = MN = NC.

a) Vì hai tam giác AMN và ABC đều cân tại A nên

$\widehat{AMN}=\widehat{ABC}$ (cùng bằng $\frac{180^{o}-\widehat{A}}{2}$).

Mà $\widehat{AMN}$ và $\widehat{ABC}$ nằm ở vị trí đồng vị => MN // BC. 

Tứ giác BMNC có MN // BC và $\widehat{MBC}=\widehat{NCB}$ nên BMNC là hình thang cân.

b) Do BM = MN nên tam giác MBN cân tại M 

=> $\widehat{MNB}=\widehat{MBN}$ (hai góc so le trong)

=> $\widehat{MBN}=\widehat{NBC}$ 

Do đó, BN là tia phân giác của góc ABC.

Tương tự, ta cũng chứng minh được CM là tia phân giác của góc ACB.

Dễ thấy, nếu các điểm M, N được xác định sao cho BN, CM lần lượt là tia phân giác của góc ABC, ACB thì BN = MN = CN.

Vậy M là giao điểm của AB và tia phân giác của góc ACB, N là giao điểm của AC và tia phân giác của góc ABC thì BN = MN = CN.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT Toán 8 Cánh diều bài 3 Hình thang cân

Bài tập 11 trang 92 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho tứ giác ABCD có $\widehat{C}=\widehat{D}$và AD = BC. Chứng minh tứ giác ABCD là hình thang cân.

Xem lời giải

Bài tập 12 trang 92 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho hình thang cân ABCD có AB // CD, AB < CD, hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại P, hai cạnh bên AD và BC kéo dài cắt nhau tại Q. Chứng minh PQ là đường trung trực của hai đáy hình thang cân ABCD.

Xem lời giải

Bài tập 13 trang 92 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho hình thang cân ABCD có AB // CD, AB = 3 cm, CD = 6 cm, AD = 2,5 cm. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của A, B trên đường thẳng CD. Tỉnh độ dài các đoạn thẳng DM, DN, AM.

Xem lời giải

Bài tập 15 trang 92 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

Cho tam giác đều ABC có độ dài cạnh là 6 cm. Trên tia BA, CA lần lượt lấy điểm D, E sao cho AD = AE = 2 cm (Hình 12).

Bài tập 15 trang 92 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:

a) Tứ giác BCDE là hình gì? Vì sao?

b) Tính độ dài đoạn thẳng CD (làm tròn kết quả đến hàng phần mười của centimét).

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT toán 8 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT toán 8 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.