Câu 3: Trang 22 sgk ngữ văn 12 tập 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý vẫn còn lề bề, lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Cứ nằm đấy, chốc nữa họ lại vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
- Thế phải giục anh ấy ăn mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!
Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.
( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
a) Bà lão và chị Dậu có vị thế và quan hệ với nhau như thế nào? Điều đó chi phối lời nói của cả hai nhân vật ra sao?
b) Phân tích sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của hai nhân vật giao tiếp trong đoạn trích.
c) Lời nói và cách nói của hai nhân vật cho thấy tính cách và cách ứng xử của hai người có những nét văn hóa đáng trân trọng như thế nào?
Bài Làm:
a. Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị Dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình.
Điều đó chi phối lời nói và cách nói của 2 người - thân mật:
Bà lão: bác trai, anh ấy, ...
Chị Dậu: cảm ơn, nhà cháu, cụ, ...
b. Sự tương tác về hành động ngôn ngữ giữa các lượt lời:
Hỏi thăm - cảm ơn
Đề nghị - lĩnh hội
Đề nghị - (đồng ý)
c. Đoạn hội thoại cho thấy cách ứng xử của hai nhân vật thân mật nhưng không suồng sã vì tình chất quan trọng của nội dung đề tài và Chị Dậu khi nói chuyện với người trên (người hơn tuổi) thì lễ phép. Văn hóa ứng xử ấy rất đẹp, đáng trân trọng. Họ là những người nông dân giàu tình cảm và trách nhiệm.