ĐỀ SỐ 6
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Trong lần tiến quân năm 1777 của nghĩa quân Tây Sơn thì:
- A. Chúa Nguyễn bị bắt, giết, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát.
- B. Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ
- C. Quân Tây Sơn bị quân Nguyễn mai phục, chết gần hết.
- D. Cả A và B.
Câu 2. Nghĩa quân Tây Sơn đã dùng chiến thuật nào để đối đầu với quân Xiêm?
- A. Nhử đối phương vào trận đại mai phục rồi tập kích bất ngờ
- B. Vườn không nhà trống
- C. Đánh trực diện
- D. Trận đồ bát quái
Câu 3. Năm 1774, trước tình thế bất lợi: phía bắc có quân của chúa Trịnh từ Đàng Ngoài đánh vào, đã chiếm được Phú Xuân (Huế), phía nam là quân chúa Nguyễn, Nguyễn Nhạc đã làm gì?
- A. Dồn quân ra bắc chặn mọi ngả tấn công của chúa Trịnh
- B. Buộc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn
- C. Dựa vào thế lực của quân đội các nước phương Tây tấn công toàn diện
- D. Tự vẫn để bảo toàn khí tiết
Câu 4. Chính quyền phong kiến Lê – Trịnh hoàn toàn sụp đổ khi:
- A. Nguyễn Huệ chỉ huy đạo quân tiến đánh Phú Xuân và nhanh chóng hạ thành
- B. Quân Tây Sơn tiến ra phía nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong, rồi tiến thẳng ra Đàng Ngoài
- C. Quân Tây Sơn rút về Nam
- D. Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai. Vua Lê Chiêu Thống bỏ trốn
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy cho biết cuộc tiến công của Nguyễn Huệ ra Bắc trong những năm 1786 – 1788 đạt được kết quả như thế nào?
Câu 2: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế có ý nghĩa gì đối với chiến thắng?
Bài Làm:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
A |
B |
D |
Tự luận:
Câu 1: Những tiến công của Nguyễn Huệ ra Bắc trong những năm 1786 – 1788 đạt được kết quả như sau:
- Tháng 5 – 1786, nghĩa quân Tây Sơn tiến ra phía nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng trong, rồi tiến thẳng ra Đàng ngoài.
- Được sự ủng hộ của nhân dân, quân Tây Sơn tiến vào thành Thăng Long, lật đổ chúa Trịnh, rồi giao lại chính quyền cho vua Lê.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, vua Lê Chiêu Thống bỏ trốn, chính quyền phong kiến Lê – Trịnh hoàn toàn sụp đổ.
Câu 2: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi vua có ý nghĩa với chiến thắng:
- Trước thế giặc mạnh, cần đoàn kết lực lượng toàn dân trong một mặt trận thống nhất, cần có sự lãnh đạo của một nhà vua chính danh vị. Vì vậy, Nguyễn Huệ đã lên ngôi vua, dùng danh nghĩa Hoàng đế kêu gọi nhân dân chiến đấu.
- Việc lên ngôi vua đã khẳng định Đại Việt là một quốc gia đã có chủ, khẳng định chủ quyền độc lập với quân xâm lược.