ĐỀ SỐ 5
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Việt Nam nằm ở bên rìa phía bên nào của bán đảo Đông Dương?
- A. Phía đông.
- B. Phía tây.
- C. Phía bắc.
- D. Phía nam.
Câu 2: Vùng trời là vùng có đặc điểm?
- A. Vùng không gian bao trùm lên lãnh thổ không giới hạn độ cao.
- B. Vùng có độ cao không giới hạn trên đất liền.
- C. Vùng không gian bao trùm lên lãnh thổ có giới hạn độ cao.
- D. Vùng độ cao không giới hạn trên các đảo
Câu 3: Nước ta có vị rí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên?
- A. Có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- B. Có khí hậu hai mùa rõ rệt.
- C. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
- D. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.
Câu 4: Việt Nam nằm ở khu vực nào?
- A. Tây Á.
- B. Nam Á.
- C. Đông Nam Á.
- D. Bắc Á.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Nêu ý nghĩa vị trí địa lí Việt Nam
Câu 2 (2 điểm): Quan sát Atlat trang 4, 5 và cho biết các tỉnh Việt Nam có biên giới với Lào và Cam-pu-chia? Tỉnh nào có biên giới cả hai nước Lào và Cam-pu-chia?
Bài Làm:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
A |
B |
C |
Tự luận:
Câu 1: (4 điểm)
- Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Tính nhiệt đới: nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc → lượng nhiệt lớn.
- Tính ẩm: nằm kề Biển Đông, có nguồn ẩm dồi dào.
- Tính gió mùa: nằm trong khu vực gió mùa châu Á, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt.
- Vị trí địa lí kết hợp với hình dạng lãnh thổ làm thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây.
- Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc – Nam: miền Bắc có mùa đông lạnh, miền Nam có mùa mưa và khô.
- Thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam bộ vào mùa mưa thì ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của gió phơn khô nóng.
- Nước ta chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.
Câu 2: (2 điểm)
- Các tỉnh phía Bắc giáp biên với Lào là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
- Các tỉnh phía Bắc giáp biên với Cam-pu-chia là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum.
- Tỉnh có biên giới với cả Lào và Cam-pu-chia là: Kon Tum.