ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Tìm chu kỳ T của hàm số y = sin (5x - $\frac{π}{4}$)
A. T = $\frac{2π}{5}$
B. T = $\frac{5π}{2}$
C. T = $\frac{π}{2}$
D. $\frac{π}{8}$
Câu 2. Tìm chu kỳ T của hàm số y = tan3πx?
A. T = $\frac{π}{3}$
B. T = $\frac{4π}{3}$
C. T = $\frac{2π}{3}$
D. T = $\frac{1}{3}$
Câu 3. Hàm số y = sin2x đồng biến trên khoảng nào trong các khoảng sau?
A. (0; $\frac{π}{4}$)
B. ($\frac{π}{2}$; π)
C. (π; $\frac{3π}{2}$)
D. ($\frac{3π}{2}$; 2π)
Câu 4. Hàm số nào sau đây không có tính chẵn, lẻ?
A. y= $cos^{2}$xcos($\frac{π}{2}$ - x)
B. y = $cos^{2}$xcosx
C. y = sin x - cos x
D. y = xsinx
Câu 5. Cho hàm số y = 2sin($\frac{x}{2}$), hãy chỉ ra mệnh đề sai trong bốn mệnh đề sau
A. Hàm số đã cho là hàm số lẻ.
B. Hàm số đã cho có giá trị lớn nhất bằng 2.
C. Hàm số đã cho có chu kì 4π.
D. Trong ba mệnh đề trên có ít nhất một mệnh đề sai.
Câu 6. Hàm số y = tan x + cot x + $\frac{1}{sinx}$ + $\frac{1}{cosx}$ không xác định trong khoảng nào sau đây?
A. (k2π; $\frac{π}{2}$ + k2π), k $\epsilon$ Z
B. (π + k2π; $\frac{3π}{2}$ + k2π), k $\epsilon$ Z
C. ($\frac{π}{2}$ + k2π; π + k2π), k $\epsilon$ Z
D. (π + k2π; 2π + k2π), k $\epsilon$ Z
Câu 7. Trong các hàm số sau, hàm số nào có đồ thị đối xứng qua trục tung?
A. y = sinxcos2x
B. y = $\frac{tanx}{tan^{2}x + 1}$
C. y = $sin^{3}$x.cos(x - $\frac{π}{2}$)
D. y = cosx.$sin^{3}$x
Câu 8. Trong các hàm số sau, hàm số nào có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ?
A. y = cot4x
B. y = $\frac{sin x + 1}{cosx}$
C. y = $tan^{2}$x
D. y = $\left | cotx \right |$
Câu 9. Mệnh đề nào sau đây là sai?
A. Đồ thị hàm số y = $\left | sinx \right |$ đối xứng qua gốc tọa độ O
B. Đồ thị hàm số y = cosx đối xứng qua trục Oy
C. Đồ thị hàm số y = $\left | tanx \right |$ xứng qua trục Oy
D. Đồ thị hàm số y = tanx đối xứng qua gốc tọa độ O
Câu 10. Hàm số nào sau đây có chu kỳ khác π?
A. y = sin($\frac{π}{3}$ - 2x)
B. y = cos2(x + $\frac{π}{4}$)
C. y = tan ( -2x + 1)
D. y = cosxsinx