Đề kiểm tra Sinh học 10 KNTT bài 25 Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus (Đề trắc nghiệm số 2)

<p>Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 10 Kết nối <strong>bài 25 Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus (Đề trắc nghiệm số 2)</strong>. Bộ đề gồm nhiều <strong>câu hỏi tự luận và trắc nghiệm</strong> để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. <strong>Có đáp án và lời giải</strong> chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo</p>

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Virus gây bệnh ở thực vật thường tự nó không thể xâm nhập vào tế bào thực vật vì nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Tế bào thực vật không có màng lipid kép và protein
  • B. Tế bào thực vật có thành cellulose có cấu trúc bền vững
  • C. Kích thước tế bào thực vật quá lớn
  • D. Tế bào thực vật không có thụ thể đặc hiệu

 

Câu 2: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế lây truyền của virus kí sinh ở những loại côn trùng ăn lá cây?

  • A. Côn trùng ăn lá cây chứa virus
  • B. Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virus
  • C. Virus xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của côn trùng
  • D. Virus xâm nhập qua da của côn trùng

 

Câu 3: Đối với virus kí sinh trên vi khuẩn, quá trình xâm nhập của chúng vào tế bào chủ diễn ra như thế nào?

  • A. Acid nucleic được bơm vào tế bào chất của tế bao chủ còn vỏ capsid nằm bên ngoài.
  • B. Cả acid nucleic và vỏ capsit đều được bơm vào tế bào chủ.
  • C.  Tùy trường hợp mà có thể bơm acid nucleic hoặc vỏ capsid vào trong tế bào chủ.
  • D. Vỏ capsid được bơm vào tế bào chất của tế bào chủ còn acid nucleic nằm ngoài.

 

Câu 4: Trong quá trình hấp thụ lên bề mặt tế bào, virus có thể hấp thụ ở vị trí nào?

  • A. Các gai glycoprotein
  • B. Lớp vỏ capsid
  • C. Receptor
  • D. Ở mọi điểm

 

Câu 5: Nhờ yếu tố nào mà virut có thể làm tan tế bào chủ để ồ ạt chui ra ngoài?

  • A. Nhờ virus có hệ gen mã hóa enzyme lyzozyme làm tan thành tế bào vật chủ.
  • B. Nhờ virus được nhân lên ồ ạt với tốc độ nhanh chóng làm tế bào căng phồng rồi vỡ ra.
  • C.  Nhờ virus tiết ra acid làm bào mòn thành tế bào vật chủ.
  • D. Nhờ virus có các gai nhọn đâm thủng tế bào vật chủ.

 

Câu 6: Bệnh viêm não Nhật Bản do virus gây nên, xuất phát từ chim và lợn, muỗi Culex hút máu lợn có virus sau đó đốt người sẽ truyền virus sang người. Tuy nhiên, muỗi đốt người bệnh sau đó sang đốt người khỏe mạnh lại không làm người đó mắc bệnh. Vì sao bệnh viêm não Nhật Bản không truyền từ người sang người?

  • A. Vì cơ thể người khỏe mạnh có hệ miễn dịch có khả năng chống lại virus gây bệnh.
  • B. Vì người mắc bệnh không phải ổ chứa virus.
  • C. Vì khi xâm nhập cơ thể người, virus đã giảm hoạt tính, không còn khả năng lây nhiễm.
  • D. Vì virus không thể tồn tại quá lâu trong nước bọt và ống tiêu hóa của muỗi.

 

Câu 7: Virus không gây bệnh theo cơ chế nào sau đây?

  • A. Cơ chế nhân lên kiểu sinh tan phá hủy các tế bào cơ thể và các mô.
  • B. Cơ chế sản sinh các độc tố trong tế bào chủ làm biểu hiện triệu chứng bệnh.
  • C. Cơ chế nhân lên kiểu tiềm tan gây đột biến gene dẫn đến ung thư.
  • D. Cơ chế sản sinh các độc tố bên ngoài tế bào chủ làm biểu hiện triệu chứng bệnh.

 

Câu 8: Các bệnh do virus thường có biểu hiện chung là

  • A. sốt cao, đau nhức các bộ phận cơ thể.
  • B. suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • C. sốt cao, tiêu chảy, đau họng.
  • D. tiêu chảy, đau nhức các bộ phận cơ thể.

 

Câu 9: Virus có vật chất di truyền là RNA dễ phát sinh các chủng đột biến hơn virus có vật chất di truyền là DNA vì

  • A. các virus RNA có khả năng tái tổ hợp với các virus RNA khác tạo ra loại virus mới.
  • B. các enzyme nhân bản RNA thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót.
  • C. các virus RNA có vỏ protein linh hoạt, dễ bị biến tính trong môi trường nội bào của tế bào chủ.
  • D. các lõi nucleic acid của virus RNA thường có khả năng chủ động tạo ra những đột biến theo hướng tăng cường khả năng xâm nhập của virus.

 

Câu 10: Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) ở người là

  • A. Aphtho type A.
  • B. SARS-CoV-2.
  • C. Paramyxo virus.
  • D. HIV.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)


Câu hỏi
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
Đáp án B D A C A
Câu hỏi Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
Đáp án B D A B D

Xem thêm các bài Đề thi sinh học 10 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi sinh học 10 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập