ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức
- A. Nhờ kênh protein đặc biệt.
- B. Khuếch tán qua lớp kép phospholipid.
- C. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.
- D. Vận chuyển chủ động.
Câu 2: Nhập bào là phương thức vận chuyển
- A. Chất có kích thước nhỏ và mang điện.
- B. Chất có kích thước nhỏ và phân cực.
- C. Chất có kích thước nhỏ và không tan trong nước.
- D. Chất có kích thước lớn.
Câu 3: Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất mang” chính là các phân tử?
- A. Protein bám màng.
- B. Phospholipid.
- C. Protein xuyên màng.
- D. Cholesterol.
Câu 4: Cho các ý sau (với chất A là chất có khả năng khuếch tán qua màng tế bào):
(1) Chênh lệch nồng độ của chất A ở trong và ngoài màng.
(2) Kích thước, hình dạng và đặc tính hóa học của chất A.
(3) Đặc điểm cấu trúc của màng, nhu cầu của tế bào.
(4) Kích thước và hình dạng của tế bào
Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào những điều nào trên đây?
- A. (1), (2), (3)
- B. (1), (2), (4)
- C. (1), (3), (4)
- D. (2), (3), (4)
Câu 5: Co nguyên sinh là hiện tượng
- A. Cả tế bào co lại.
- B. Khối nguyên sinh chất của tế bào bị co lại.
- C. Màng nguyên sinh bị dãn ra.
- D. Nhân tế bào co lại làm cho thể tích của tế bào bị thu nhỏ lại.
Câu 6: Khi ở môi trường ưu trương, tế bào bị co nguyên sinh vì
- A. Chất tan khuếch tán từ tế bào ra môi trường.
- B. Nước thẩm thấu từ tế bào ra môi trường.
- C. Nước thẩm thấu từ môi trường vào tế bào.
- D. Chất tan khuếch tán từ môi trường vào tế bào.
Câu 7: Mục đích của thí nghiệm co nguyên sinh là để xác định
(1) Tế bào đang sống hay đã chết.
(2) Kích thước của tế bào lớn hay bé.
(3) Khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu.
(4) Tế bào thuộc mô nào trong cơ thể.
Phương án đúng trong các phương án trên là:
- A. (1), (2)
- B. (2), (3)
- C. (3), (4)
- D. (1), (3)
Câu 8: Cho tế bào vảy hành vào dung dịch A và quan sát thấy có hiện tượng co nguyên sinh. Đối với tế bào hành, dung dịch A là:
- A. Ưu trương.
- B. Đẳng trương.
- C. Nhược trương.
- D. Có áp suất thẩm thấu nhỏ.
Câu 9: Ngâm tế bào thực vật vào môi trường A thấy có hiện tượng co chất nguyên sinh. Sau đó chuyển tế bào sang môi trường B thấy có hiện tượng phản co nguyên sinh. Xác định tên 2 môi trường A và B?
- A. A là môi trường nhược trương và B là môi trường ưu trương.
- B. A là môi trường đẳng trương và B là môi trường nhược trương.
- C. A là môi trường ưu trương và B là môi trường nhược trương.
- D. A là môi trường nhược trường và B là môi trường đẳng trương.
Câu 10: Trong môi trường ưu trương, tế bào sẽ:
- A. Mất nước.
- B. Nước vào hay ra khỏi tế bào ở cùng tốc độ.
- C. Thu nước.
- D. Không có sự trao đổi nước qua màng.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Đáp án
B
D
C
B
B
Câu hỏi
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Đáp án
D
D
A
C
A