III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trong môi trường đẳng trương:
- A. Không có sự di chuyển của nước qua màng tế bào.
- B. Nước ra khỏi tế bào.
- C. Nước vào hay ra khỏi tế bào ở cùng tốc độ.
- D. Nước vào tế bào.
Câu 2: Điều kiện của vận chuyển chủ động là
- A. Không tiêu tốn năng lượng
- B. Tiêu tốn năng lượng.
- C. Cần “máy bơm”.
- D. Cả B, C.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với hình thức vận chuyển chủ động?
- A. Cần ATP.
- B. Dùng để vận chuyển nước.
- C. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp về nơi có nồng độ cao hơn.
- D. Cần kênh protein đặc hiệu.
Câu 4: Các bơm đặc hiệu trong phương thức vận chuyển chủ động các chất có bản chất là
- A. Protein
- B. Polysaccharide.
- C. Lipid.
- D. RNA.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Lấy ví dụ minh họa cho vận chuyển chủ động.
Câu 2 (4 điểm). Khi tế bào thực vật ở trong môi trường nhược trương thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao người ta thường ngâm rau sống vào nước muối loãng trước khi ăn?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Đáp án
C
D
B
A
Tự luận:
Câu 1:
Ví dụ: Tế bào thận sử dụng tới 90 % năng lượng của tế bào để lọc máu và bơm các amino acid và glucose từ nước tiểu trở lại máu; các tế bào niêm mạc dạ dày phải bơm H+ và Cl- vào dạ dày tạo môi trường acid để tiêu hóa thức ăn và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh;…
Câu 2:
- Khi tế bào thực vật ở trong môi trường nhược trương (nồng độ chất tan thấp hơn tổng nồng độ chất tan trong tế bào), nhờ có thành tế bào, nước chỉ đi vào một mức độ nhất định làm trương tế bào tạo nên lực cản chống lại sự khuếch tán của các phân tử nước vào tế bào.
- Người ta thường ngâm rau sống vào nước muối loãng trước khi ăn vì nước muối loãng là dung dịch ưu trương. Khi ngâm rau vào, nước ở các tế vào vi khuẩn có trong rau sẽ đi từ trong tế bào đi ra ngoài khiến vi khuẩn mất nước gây co nguyên sinh nên vi khuẩn sẽ không phân chia được.