Luyện tập
Bài tập: trang 183 sgk Ngữ Văn 12 tập hai
Đề 1: Đọc truyện sau
BA CÂU HỎI
Ngày nọ, có một người đến gặp nhà triết học Xô-cơ-rát (Hy Lạp) và nói: "Ông có muốn biết những gì tôi mới nghe được về người bạn của ông không?"
- Chờ một chút - Xô-cơ-rát trả lời - Trước khi kể về người bạn của tôi, anh nên suy nghĩ một chút và vì thế tôi muốn hỏi anh ba điều. Thứ nhất: Anh có hoàn toàn chắc chắn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật không?
- Ồ, không. - Người kia nói - Thật ra tôi chỉ nghe nói về điều đó thôi và...
- Được rồi - Xô-cơ-rát nói - Bây giờ điều thứ hai: Có phải anh sắp nói những điều tốt đẹp về bạn tôi không?
- Không, mà ngược lại là...
- Thế à? - Xô-cơ-rát tiếp tục - Câu hỏi cuối cùng: Tất cả những điều anh sắp nói về bạn tôi sẽ thực sự cần thiết cho tôi chứ?
- Không, cũng không hoàn toàn như vậy.
- Vậy đấy - Xô-cơ-rát quay sang người khách và nói: "..."
(Theo Phép màu nhiệm của đời , NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)
Đề 2: Phân tích một đoạn mà anh (chị) thích nhất trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Câu hỏi
a) Tìm hiểu đề: Hai bài trên yêu cầu phải viết kiểu bài nghị luận nào? Những thao tác lập luận nào cần sử dụng trong bài viết? Những luận điểm cơ bản nào cần dự kiến cho bài viết?
b) Lập dàn ý cho bài viết
c) Tập viết phần mở bài cho từng bài viết
d) Chọn một ý trong dàn ý để viết thành một đoạn văn
Bài Làm:
a) Tìm hiểu đề
Tiêu chí |
Đề 1 |
Đề 2 |
Kiểu đề |
Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý |
Nghị luận văn học - phân tích một đoạn trích hoặc một tác phẩm |
Thao tác lập luận |
Chủ yếu là thao tác bình luận, sử dụng kết hợp với thao tác phân tích, chứng minh |
Chủ yếu là thao tác phân tích, sử dụng kết hợp với thao tác chứng minh, so sánh |
Luận điểm cơ bản |
- Những câu hỏi của Xô-cơ-rát nhằm mục đích gì (Phân tích câu chuyện)? Xô-cơ-rát nói gì ở cuối và tại sao? (Tổng kết và rút ra bài học) - Bình luận và rút ra bài học cho bản thân |
- Đặc sắc về nội dung - Đặc sắc về nghệ thuật |
b) Lập dàn ý
Phần |
Đề 1 |
Đề 2 |
Mở bài |
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Câu chuyện về những câu hỏi của Xô-cơ-rát và triết lí xung quanh nó |
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung đoạn trích định viết (chọn 9 câu thơ đầu) |
Thân bài |
Luận điểm 1: Những câu hỏi của Xô-cơ-rát nhằm mục đích gì? - Câu hỏi 1: Xác nhận tính chính xác của những thông tin mà người kia sắp nói - Câu hỏi 2: Xác nhận tính tích cực của những thông tin về người bạn mình của người kia - Câu hỏi 3: Xác nhận về giá trị của những thông tin mà người kia nói với Xô-cơ-rát về bạn mình => Câu nói cuối cùng của Xô-cơ-rát: Thế thì anh nghĩ tôi có cần nghe những thông tin không chính xác, không tích cực về bạn tôi và không cần thiết đối với tôi không? => Từ việc đưa ra câu hỏi với thông tin sắp nhận được, Xô-cơ-rát đã xác định được giá trị của những thông tin ấy Luận điểm 2: Bình luận và rút ra bài học cho bản thân - Ba câu hỏi của Xô-cơ-rát có ý nghĩa như thế nào trong cuộc hội thoại? - Bài học rút ra ở đây là gì? - Liên hệ bản thân |
Luận điểm 1: Giá trị nội dung - Luận cứ 1: Trả lời câu hỏi Đất Nước có tự bao giờ? "Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi, Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” + Cụm từ “đã có rồi”: Đất nước đã có từ rất lâu, không biết từ bao giờ => khẳng định sự lâu dài, trường kì + Các từ mang tính tiếp nối “đã có rồi -> bắt đầu -> lớn lên”: Cho thấy sự ra đời, trưởng thành và lớn mạnh của đất nước theo chiều dài lịch sử - Luận cứ 2: Những phong tục, tập quán của Đất nước “Tóc mẹ búi sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên, Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng ..." => Các phong tục tập quán: tục ăn trầu, bới tóc, đặt tên con theo các vật dụng trong nhà, trồng lúa nước - Luận cứ 3: Những thể loại văn học dân gian + Cổ tích: ngày xửa ngày xưa + Truyền thuyết: Thánh Gióng + Sự tích: trầu cau + Ca dao, dân ca: Gừng cay muối mặn Luận điểm 2: Giá trị nghệ thuật - Tính chính luận và trữ tình - Đậm đặc màu sắc dân gian - Vận dụng một cách sáng tạo: không trích hết mà chỉ trích một vài từ -> người đọc vẫn hiểu - Thể thơ tự do: cảm xúc không bị gò bó |
Kết bài |
Khẳng định lại giá trị của câu nói, triết lý của Xô-cơ-rút |
Khẳng định giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích |
c) Tập viết mở bài cho hai đề
Đề 1: Xã hội càng phát triển, lượng thông tin mà chúng ta tiếp nhận hàng ngày càng tăng lên ở mức chóng mặt. Nếu không biết lựa chọn và khước từ những thông tin không có giá trị, thông tin xấu, rất có thể ta sẽ đánh mất một mối quan hệ tốt đẹp. Giống như cách mà Xô-cơ-rát đã làm trong câu chuyện Ba câu hỏi. Cách ông đặt câu hỏi với người muốn kể những gì mà người nọ nghe được về người bạn của Xô-cơ-rát đã để lại cho chúng ta những bài học quý báu về việc lựa chọn và tiếp nhận thông tin.
Đề 2: Đất nước - hai tiếng thiên liêng và bất diệt mà biết bao con người, bao thế hệ đã phải đổ cả mồ hôi, xương máu để có thể giữ vững độc lập, tự do cho nhân dân. Cũng được gợi cảm hứng từ đề tài đất nước, nhưng Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm lại mang đậm màu sắc của dân gian, với tư tưởng xuyên suốt cả trường ca Mặt đường khát vọng là tư tưởng đất nước của nhân dân. Đặc biệt, tư tưởng đất nước của nhân dân được thể hiện rõ qua 9 câu thơ đầu đoạn trích Đất Nước.
d) Chọn một ý trong dàn ý để viết thành đoạn văn
Đề 1: Chọn luận điểm 1
Vị khách đến gặp Xô-cơ-rát để kể những gì vị ấy vừa nghe được về người bạn của ông. Xô-cơ-rát không tò mò, hiếu kì mà chỉ dành cho người khách ba câu hỏi: Câu hỏi thứ nhất là về tính chính xác của câu chuyện, câu hỏi thứ hai là tính tích cực của thông tin, câu hỏi thứ ba là về tính cần thiết của những điều vị khách sắp nói. Xô-cơ-rát không quan tâm xem nội dung của câu chuyện như thế nào mà chỉ cần biết ba yêu tố đó. Nếu như không đáp ứng ba yếu tố của ông đề ra, Xô-cơ-rát cũng không muốn biết câu chuyện đó diễn ra như thế nào. Quả vậy một câu chuyện khi thiếu tính chính xác, thông tin đưa ra cũng không tốt đẹp và lại không có lợi ích gì đến cả người nói và người nghe. Rõ ràng, Sô- crát đã đưa ra những tiêu chí thiếu tính chính xác, thông tin đưa ra cũng không tốt đẹp, cũng lại không có lợi ích gì đối với người nói và người nghe thì đó là câu chuyện không đáng kể, không cần thiết phải nghe. Rõ ràng Xô-cơ-rát đã đưa ra những tiêu chí chính xác để chọn lọc thông tin. Những tiêu chí ấy đã thể hiện rõ sự thông minh, cùng đạo đức cao quý của . Câu nói cuối cùng của Xô-cơ-rát sẽ là lời tổng kết lại cho ba câu hỏi mà ông đã hỏi người khách. Câu nói đó có thể là "Thế thì anh nghĩ tôi có cần nghe những thông tin không chính xác, không tích cực về bạn tôi và không cần thiết đối với tôi không?". Câu chuyện về Xô-cơ-rát là một bài học đắt giá cho những căn bệnh nói xấu, rảnh rỗi những thông tin không cần thiết đồng thời cũng ngợi ca lối sống đẹp, chuẩn mực cho những người muốn làm chọn bổn phận của mình, không quan tâm đến những câu chuyện vừa thiếu chân thực, thiếu tốt đẹp, thiếu cần thiết.
Đề 2: Chọn luận điểm 2: Đặc sắc về nghệ thuật
Bài thơ Đất Nước sử dụng thể thơ tự do, là một trong những thể thơ của văn học việt Nam hiện đại. Với thể thơ tự do, không bị bó hẹp bởi những khuôn khổ, niêm luật, cũng vì thế mà cảm xúc trong những câu thơ ấy phóng khoáng, đầy cảm xúc. Chín câu thơ đầu cũng là đoạnt hơ mang màu sắc dân gian đậm đặc nhất. Bởi chỉ trong chín câu, người ta đã thấy được lịch sử của 4000 năm dựng nước và giữa nước của dân tộc, cũng thấy được những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa có từ lâu đời của đất nước ta. Đó là tục ăn trầu, tục bới tóc, tục nhuộm răng, tục đặt đên con theo những vật dụng quen thuộc trong gia đình, tục trồng lúa nước...Quan trọng là tác giả đã vận dụng những thi liệu dân gian quen thuộc ấy một cách sáng tạo. Ông không trích dẫn toàn bộ mà chỉ gợi ra bằng một hoặc một vài từ nhưng người đọc vẫn có thể hình dung một cách nguyên vẹn về những thi liệu ấy. Những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, sự tích hiện về trong tâm trí như món quà tuổi thơ. Và cũng nhờ thế mà những câu thơ trở nên gần gũi, quen thuộc với mọi người. Đặc biệt, tình cảm quê hương, đất nước, tư tưởn đát nước cảu nhân dân được dựng lên bởi sự kết hợp nhần nhuyễn giữa tính chính luận và trữ tình, giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng. Đó chính là lý do khiến cho bài thơ đất nước còn tồn tại mãi với thời gian.