Đề 5: Luyện thi THPTQG môn Hóa học năm 2019

Đề 5: Luyện thi THPTQG môn Hóa học năm 2019. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới.

Câu 1. Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố

  • A. Nitơ và photpho.
  • B. Nitơ.
  • C. Photpho.
  • D. Kali.

Câu 2. Chất nào sau đây có đồng phân hình học

  • A. $CH_{2}=CH-CH=CH_{2}$.
  • B. $CH_{3}-CH=C(CH_{3})_{2}$.
  • C. $CH_{2}=CH-CH_{2}-CH_{3}$.
  • D. $CH_{3}-CH=CH-CH=CH_{2}$.

Câu 3. Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa

  • A. Thanh Zn nhúng trong dung dịch $CuSO_{4}$.
  • B. Đốt lá Fe trong khí $Cl_{2}$.
  • C. Thanh Al nhúng trong dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng.
  • D. Sợi dây Ag nhúng trong dung dịch $HNO_{3}$.

Câu 4. Chọn phát biểu không đúng

  • A. Chất béo là triaxylglixerol.
  • B. Xà phòng hóa hoặc thủy phân chất béo trong môi trường axit đều là phản ứng hoàn toàn.
  • C. Cộng hợp H2 vào chất béo lỏng sẽ thu được chất béo rắn.
  • D. Chất béo tan nhiều trong hexan, clorofom nhưng không tan trong nước.

Câu 5. Một trong các yếu tố quyết đinh chất lượng của phích nước là độ phản quang cao của lớp Ag giữa hai lớp thủy tinh của bình. Trong công nghiệp sản xuất phích, để trang bạc người ta đã sử dụng phản ứng của $AgNO_{3}/NH_{3}$ với

  • A. Anđehit fomic.
  • B. Saccarozơ.
  • C. Glucozơ.
  • D. Axetilen.

Câu 6. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

  • A. Poli(metyl metacrylat)
  • B. Nilon-6,6.
  • C. Polietilen..
  • D. Poli(vinyl clorua).

Câu 7. Cho các kim loại sau: Cu, Al, Ag, Fe. Kim loại dẫn điện tốt nhất là

  • A. Cu.
  • B. Al.
  • C. Ag.
  • D. Fe.

Câu 8. Glyxin có thể phản ứng với dãy các chất nào sau đây?

  • A. HCl, Cu, NaOH.
  • B. NaOH, HCl, $Na_{2}SO_{4}$.
  • C. HCl, NaCl, $C_{2}H_{5}OH$.
  • D. NaOH, $CH_{3}OH$, $H_{2}SO_{4}$

Câu 9. Phát biểu nào sau đây sai

  • A. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol.
  • B. Metyl acrylat, tripanmitin và tristearin đều là este.
  • C. Fructozơ có nhiều trong mật ong.
  • D. Ở điều kiện thường, chất béo ($C_{17}H_{33}COO)_{3}C_{3}H_{5}$ ở trạng thái rắn. etyl acrylat, tripanmitin và tristearin đều là este.

Câu 10. Số đồng phân cấu tạo của $C_{2}H_{7}N$ là :

  • A. 4.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 1

Câu 11. Xà phòng hóa $CH_{3}COOC_{2}H_{5}$ trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là

  • A. $C_{2}H_{5}COONa$.
  • B. $C_{2}H_{5}Ona$.
  • C. HCOONa.
  • D. $CH_{3}COONa$.

Câu 12. Cho các phát biểu sau

(a) Chất béo là trieste của glixerol và axit béo.

(b) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

(c) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.

(d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.

(e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với $Cu(OH)_{2}$ tạo hợp chất màu tím.

(g) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 4.
  • C. 2.
  • D. 3.

Câu 13. Cho 19,1 gam hỗn hợp $CH_{3}COOC_{2}H_{5}$ và $NH_{2}CH_{2}COOC_{2}H_{5}$ tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M , thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A. 17,9.
  • B. 9,2.
  • C. 16,6.
  • D. 19,4.

Câu 14. Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử $C_{4}H_{6}O_{2}$ thì dung dịch thu được có khả năng tráng bạc. Số este thỏa mãn tính chất trên là

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 6.
  • D. 5

Câu 15. Cho sơ đồ phản ứng

(a) $X + H_{2}O \rightarrow  Y$

(b) $Y + AgNO_{3} + NH_{3} + H_{2}O \rightarrow  Amoni gluconat + Ag + NH_{4}NO_{3}$.

(c) Y → E + Z

(d) $Z + H_{2}O \rightarrow  X + G$

X, Y, Z lần lượt là

  • A. Tinh bột, glucozơ, etanol.
  • B. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit.
  • C. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit.
  • D. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit.

Câu 16. Một loại nước chứa các ion Na+, Ba2+, Ca2+, Mg2+, Pb2+, H+, Cl-. Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào nước thì phải dùng vừa đủ dung dịch

  • A. $Na_{2}SO_{4}$.
  • B. NaOH.
  • C. $K_{2}CO_{3}$.
  • D. $Na_{2}CO_{3}$.

Câu 17. Tiến hành phản ứng trùng hợp 5,2 gam stiren. Thêm 400 ml dung dịch $Br_{2}$ 0,125M vào hỗn hợp sau phản ứng, khuấy đều để phản ứng hoàn toàn thì còn dư 0,04 mol $Br_{2}$. Khối lượng polime sinh ra là

  • A. 1,02.
  • B. 2,08.
  • C. 5,20.
  • D. 4,16.

Câu 18. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là

  • A. 42 kg.
  • B. 30 kg.
  • C. 21 kg.
  • D. 10 kg

Câu 19. Nicotine là chất hữu cơ có trong thuốc lá, gây nghiện và là mầm mống của bệnh ung thư. Hợp chất này được tạo thành bởi 3 nguyên tố C, H, N. Đốt cháy hết 2,349 gam nicotine thu được $N_{2}$, 1,827 gam $H_{2}O$ và 3,248 lít $CO_{2}$ (đktc). Công thức đơn giản của nicotine là :

  • A. $C_{3}H_{5}N$.
  • B. $C_{4}H_{9}N$.
  • C. $C_{5}H_{7}N$.
  • D. $C_{3}H_{7}N_{2}$.

Câu 20. Hòa tan vừa hết 3,61 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị không đổi) bằng dung dịch HCl thì thu được 2,128 lít H2 (đktc). Nếu hòa tan A bằng dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc nóng thì thu được 2,688 lít $SO_{2}$ (đktc). Kim loại M là

  • A. Ca.
  • B. Al.
  • C. Mg.
  • D. Zn.

Câu 21. Cho 5,2 gam kim loại M tác dụng vừa đủ với dung dịch $HNO_{3}$ thì thu được 1,008 lít (đktc) hỗn hợp khí $N_{2}O$ và NO có khối lượng 1,42 gam. Kim loại M là

  • A. Zn.
  • B. Al.
  • B. Ag.
  • D. Mg.

Câu 22. Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este $HCOOC_{2}H_{5}$ và $CH_{3}COOCH_{3}$ bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là

  • A. 300 ml.
  • B. 400 ml.
  • C. 150 ml.
  • D. 200 ml.

Câu 23. Cho 0,42 gam hỗn hợp Fe và Al vào 250 ml dung dịch $AgNO_{3}$ 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,333 gam chất rắn. Khối lượng Fe ban đầu là

  • A. 0,177.
  • B. 0,123.
  • C. 0,150.
  • D. 0,168.

Câu 24. Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là

  • A. metyl axetat.
  • B. metyl propionat.
  • C. etyl axetat.
  • D. vinyl axetat.

Câu 25. Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử $C_{4}H_{8}O_{2}$, đều tác dụng được với dung dịch NaOH là

  • A. 6.
  • B. 5.
  • C. 4.
  • D. 3.

Câu 26. Xà phòng hóa hoàn toàn trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của axit béo B. Tên của B là

  • A. Axit axetic.
  • B. Axit panmitic.
  • C. Axit oleic.
  • D. Axit stearic.

Câu 27. Este X no, đơn chức, mạch hở, không có phản ứng tráng bạc. Đốt cháy 0,1 mol X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,22 mol $Ca(OH)_{2}$ thì vẫnthu được kết tủa. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH thu được 2 chất hữu cơ có số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau. Phần trăm khối lượng của oxi trong X là

  • A. 37,21%.
  • B. 53,33%.
  • C. 36,36%.
  • D. 43,24%.

Câu 28. Cho X là axit có công thức dạng $C_{n}H_{2n}O_{2}$, Y là este mạch hở dạng $C_{m}H_{2m-4}O_{4}$. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm 0,6 mol X và 0,15 mol Y thì thu được $CO_{2}$ và $H_{2}O$ có tổng khối lượng là 87,6 gam. Nếu đun nóng E với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 muối và 9,3 gam một ancol. Công thức cấu tạo của Y là

  • A. $CH_{3}OOC-C(CH_{3})=CH-COOCH_{3}$.
  • B. $HCOO-CH_{2}-CH_{2}-OOC-CH=CH_{2}$.
  • C. $CH_{2}=CH-COO-(CH_{2})_{3}-OOCH$.
  • D. $CH_{3}OOC-CH=CH-COOCH_{3}$.

Câu 29. Xà phòng hóa 2,76 gam một este X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 4,44 gam hỗn hợp hai muối natri. Nung nóng 2 muối này trong oxi dư, thu được 3,18 gam $Na_{2}CO_{3}$, 2,464 lít $CO_{2}$ (đktc) và 0,9 gam $H_{2}O$. X có CTPT trùng với CTĐGN. Cấu tạo của X l{

  • A. $HCOOC_{6}H_{4}OH$.
  • B. $C_{6}H_{5}COOCH_{3}$.
  • C. $CH_{3}COOC_{6}H_{5}$.
  • D. $HCOOC_{6}H_{5}$.

Câu 30. Cho 0,05 mol hỗn hợp 2 este đơn chức X và Y phản ứng tối đa với dung dịch NaOH dư được hỗn hợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0,12 mol $CO_{2}$ và 0,03 mol $Na_{2}CO_{3}$. Nếu làm bay hơi hỗn hợp Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

  • A. 2,5.
  • B. 3,5.
  • C. 4,5.
  • D. 5,5.

Câu 31. Cho từ từ dung dịch chứa a mol $Ba(OH)_{2}$ vào dung dịch chứa b mol $ZnSO_{4}$. Đồ thị biểu diễn số mol kết tủa theo giá trị của a như sau :

Giá trị của b + x là :

  • A. 0,225.
  • B. 0,275.
  • C. 0,125.
  • D. 0,100.

Câu 32. Cho 9,16 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Cu vào 170 ml dung dịch $CuSO_{4}$ 1M để phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 12 gam chất rắn T. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 10,4 gam chất rắn E. Phần trăm khối lượng Zn trong X là

  • A. 31,9%.
  • B. 35,4%.
  • C. 42,6%.
  • D. 28,4%.

Câu 33. Cao su buna-N được tạo ra do phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3- đien với acrilonitrin. Đốt cháy hoàn toàn một lượng cao su buna N với không khí vừa đủ (chứa 80%$N_{2}$ và 20% $O_{2}$), sau đó đưa hỗn hợp sau phản ứng về 136,5 độ C thu được hỗn hợp khí và hơi Y (chứa 14,41 % CO2 về thể tích). Tỉ lệ mắt xích giữa buta- 1,3-đien và acrilonitrin là

  • A. 1 : 2.
  • B. 3 : 2.
  • C. 2 : 1.
  • D. 2 : 3.

Câu 34. Từ m gam tinh bột điều chế ancol etylic bằng phương pháp lên men với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng $CO_{2}$ sinh ra từ quá trình trên được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch $Ca(OH)_{2}$ thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

  • A. 64,8 gam
  • B. 59,4 gam
  • C. 75,6 gam
  • D. 84,0 gam

Câu 35. Cho 3,36 gam Mg tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm $HNO_{3}$ 0,3M và $H_{2}SO_{4}$ thu được dung dịch A (chỉ chứa các muối) và 0,02 mol hỗn hợp khí B gồm 2 khí $N_{2}O$ và $N_{2}$. Tỉ khối của B so với $H_{2}$ bằng 18 .Làm bay hơi dung dịch A, thu được m gam muối khan. Giá trị m là

  • A. 21,72.
  • B. 17,08.
  • C. 17,73.
  • D. 17,00.

Câu 36. Hỗn hợp X gồm chất Y ($C_{2}H_{10}O_{3}N_{2}$) và chất Z ($C_{2}H_{7}O_{2}N$). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm hai khí đều làm xanh quỳ ẩm. Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với

  • A. 14,5.
  • B. 12,5.
  • C. 10,6.
  • D. 11,8.

Câu 37. Cho 15,6 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, $Fe_{3}O_{4}$, Cu, Fe phản ứng với 200 gam dung dịch hỗn hợp gồm $NaNO_{3}$ và $H_{2}SO_{4}$, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat của kim loại, đồng thời thoát ra 0,02 mol NO và 0,1 mol $NO_{2}$. Cho X phản ứng với dung dịch $Ba(OH)_{2}$ vừa đủ thu được 98,63 gam kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 93,93 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của muối $FeSO_{4}$ trong X gần nhất với giá trị nào sau đây

  • A. 0,85%.
  • B. 2,16%.
  • C. 1,45%.
  • D. 3,16%

Câu 38. Cho X, Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam ; đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2 thi được $CO_{2}$, $Na_{2}CO_{3}$ và 0,4 mol $H_{2}O$. Phần trăm khối lượng của T trong E gần nhất với giá trị

  • A. 9%.
  • B. 51%.
  • C. 26%.
  • D. 14%.

Câu 39. Điện phân dung dịch chứa $AgNO_{3}$ với điện cực trơ trong thời gian t (s), cường độ dòng điện 2A thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,336 gam hỗn hợp kim loại, 0,112 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO và $N_{2]O$ có tỉ khối so với $H_{2}$ là 19,2 và dung dịch Y chứa 3,04 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp kim loại trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,112 lít khí H2 (đktc). Giá trị của t là

  • A. 2316,00.
  • B. 2219,40.
  • C. 2267,75.
  • D. 2895,10.

Câu 40. Cho X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡C-COOH ; Y là axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch $AgNO_{3}/NH_{3}$ thu được 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với $NaHCO_{3}$ dư thì thu được 0,07 mol $CO_{2}$. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol $O_{2}$ thu được 0,785 mol $CO_{2}$. Giá trị của m là:

  • A. 4,6.
  • B. 6,0.
  • C. 7,4.
  • D. 8,8.

Xem thêm các bài Đề thi Hoá 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi Hoá 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

1. Đề và đáp án môn Hóa kì thi THPTQG năm 2020

2. Đề và đáp án môn Hóa kì thi THPTQG năm 2019

3. Đề luyện thi môn Hóa mới nhất năm 2019

4. Đề luyện thi môn Hóa mới nhất năm 2018

5. Đề luyện thi môn Hóa những năm trước

6. Đề và đáp án môn Hóa kì thi THPTQG năm 2017

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.