Đề 1: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương… có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ...

Bài viết tập làm văn số 5 - ngữ văn 12 đề 1: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương… có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.. Sau đây, ConKec gửi đến cho bạn đọc những bài văn mẫu hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo.


Dàn ý chung

1. Mở bài: Giới thiệu Nguyễn Văn Siêu đã nêu lên một quan niệm văn chương xác đáng và thuyết phục: "“Văn chương ... là loại chuyên chú ở con người”

2.Thân bài:

a. Giải thích ý kiến của Nguyễn Văn siêu

  • Văn chương có hai loại: loại “đáng thờ" và loại “ không đáng thờ'' 
  • Văn chương “không đáng thờ" là loại văn chương chỉ chuyên chú ở "văn chương", nghĩa là chỉ quan tâm đến việc gọt đẽo ngôn từ, chạy theo cái đẹp hình thức...
  • Văn chương "đáng thờ" là loại văn chương “chuyên chú ở con người", quan niệm “văn học là nhân học", văn chương là cuộc đời...

b. Bình luận, đánh giá, để xuất ý kiến

  • Trong thực tế một tác phẩm văn học nghệ thuật luôn luôn có hai mặt không thể tách rời nhau: nội dung và hình thức. Không thể nào khác được.
  • Quan niệm của “Thân Siêu"còn đề cao “chữ tâm" của người cầm bút đúng như Nguyễn Du từng nhấn mạnh: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài (Truyện Kiều).
  • Ngày nay, cần xác định rõ khái niệm “con người' - đối tượng phục vụ của văn chương phải là con người lao động, nhân dân lao động chứ nhất định không thể là con người chung chung, trừu tượng, siêu hình. 

3. Kết bài:

  • Khẳng định lại quan niệm của Nguyễn Vãn Siêu về văn chương 
  • Quan niệm đó vẫn còn giữ nguyên giá trị tới hôm nay. Chúng ta tiếp tục xây dựng, phát triển nền văn học chuyên chú ở con người với nhiều tác phẩm, không chỉ có nội dung và tư tưởng sâu sắc mà còn có hình thức nghệ thuật hấp dẫn lôi cuốn.

Bài mẫu 1: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương… có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ... 

Bài làm

Mỗi người nghệ sĩ tùy theo phong cách nghệ thuật cá tính sáng tạo và tư tưởng thẩm mĩ mà có những quan niệm riêng về văn chương. Có người cho rằng văn chương không phải từ người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, mà văn chương phải là sự khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có. Hay có người lại cho rằng văn chương phải là sự thoát ly hay lãng sự lãng quên, nhưng cũng có người cho rằng văn chương phải là những sự thật ở đời,phải là những tiếng đau khổ phát ra từ những kiếp lầm than. Với Nguyễn Văn Siêu, ông cho rằng “Văn chương […] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loai chuyên chú ở con người”. Nguyễn Văn Siêu đã bày tỏ quan điểm của mình về văn chương. Theo ông thì văn chương có hai loại là văn chương đáng thờ và văn chương không đáng thờ. Văn chương không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú văn chương, còn văn chương đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.

Vậy chúng ta hiểu như thế nào về văn  chương chỉ chuyên chú ở  văn chương? Văn chương chuyên chú ở văn chương là loại văn chương không có nhiều ý nghĩa đối với con người. Những tác phẩm kiểu này giống như một bài hát nghe thì có vẻ dễ nghe, bắt tai nhưng ngôn từ của nó thì lại chẳng có ý nghĩa gì, chỉ một vài ba câu chữ ghép hết sức giản đơn và tẻ nhạt.  Sức mạnh của văn chương đã được rất nhiều người khẳng định, Thạch Lam từng nói văn chương là “một thứ khí giới thanh cao mà đắc lưc” nó khiến cho tâm hồn con người thanh lọc và cũng vạch trần xã hội giả dối. Thế nhưng khi văn chương không chuyên chú đến con người thì đó không còn là văn chương thực sự nữa. Vì văn chương có chức năng giáo dục, nhận thức mà thẩm mỹ đối với con người. Thực tế cho thấy, khi xã hội phát triển những câu chuyện ngắn trên mạng được đăng tràn lan. Ở đó ta có thể bắt gặp những câu chuyện về tình yêu, tình bạn, tình cảm gia đình. Nhưng với cách viết chú trọng vào hình thức văn bản mà không chú trọng đến nội dung ý nghĩa của nó. Vả lại trước khi viết một tác phẩm hay làm bất cứ một việc gì việc đầu tiên chúng ta cần xác định chính là đối tượng của tác phẩm ấy là ai. Nếu không xác định được điều đó thì một tác phẩm văn chương viết ra chẳng dành cho ai, chẳng biết là dành cho độ tuổi nào thì đó không phải là loại văn chương đáng để con người ta tôn thờ.Thể loại văn chương này chỉ chạy theo thị hiếu của con người, nó sáo rỗng vô cùng.

Ngược lại chúng ta có thể hiểu rằng văn chương đáng được tôn thờ là văn chương chuyên chú ở con người. Đó là những tác phẩm thực sự có giá trị nghệ thuật , giá trị nhân văn sâu sắc.  Nguyễn Văn Siêu đã rất đúng đắn khi đặt ra một yêu cầu cho văn chương  chân chính đó phải là tiếng nói hơi thở của cuộc sống đời thường đưa ra nhiệm vụ phản ánh hiện thực cho văn chương. Yêu cầu này đòi hỏi ở nhà văn một sự tinh tế nhạy cảm thức nhận  các giác quan rất cao để có thể quân sự cuộc sống nhập thân vào cuộc sống để khám phá tìm tòi. Một tác phẩm ưu tú "không đem đến một cách cho người đọc sự thoat ly hay sự quên" nó đem đến cho người đọc hơi thở nhịp đạp của chính cuộc đời cho người đọc những "bài học trông nhìn và thưởng thức" (Theo dòng). "Tác phẩm văn nghệ phải thể hiến sự sống thật hơn là sự sống bình thường cô đọng hơn khái quát hơn cao hơn cuộc sống mà văn là cuộc sống" (Trường Chinh). Người nghệ sĩ phải nhận thức phản ánh cuộc sống có lý tưởng chứ không phải mình họa lý tưởng cuộc sống. Lý tưởng nằm ngay trong cuộc sống chứ không tách ra khỏi cuộc sống không khiến người ta toát ly  hay quên lãng. Văn chương chân chính không phải là công thức sao chép nô lệ hiện thực mà phải thể hiện sự sáng tạo độc đáo nghiêm túc của ngời nghệ sĩ. Quá trình sáng tạo ấy là quá tình nhà văn gom góp nhặt nhạnh chắt chiu những mảnh đời những số phận thu nhận vào mình muôn vẻ của cuộc sống ngoài kia để trải nghiệm chúng. Chỉ có công phu và sáng tạo như vậy tác phẩm văn chương mới chở đi được linh hồn của cuộc sống bắt người đọc phải hướng về cuộc đời mà tìm kiếm khám phá say mê. Văn chương chân chính nhất định không phải là thứ  văn dễ dãi người đọc không hiểu gì. Trong nền văn học Việt Nam ta có biết bao nhiêu tác phẩm văn chương đáng tôn thờ vì nó luôn chú trọng đến con người. Ví dụ như Vợ Nhặt của Kim Lân là văn chương đáng tôn thờ vì  tác phẩm ca ngợi được vẻ đẹp tình thương mến lá lành đùm lá rách của nhân dân ta luôn tỏa sáng kể cả trong hoàn cảnh khó khăn của nạn đói. Đó còn là vẻ đẹp đất nước, sự tự hào về truyền thống văn hóa, về tinh thần yêu nước và căm thù giặc, về tự tôn dân tộc, chủ quyền lãnh thổ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Từ thời Nguyễn Trãi, Nguyễn Du với tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều cho đến Hồ Chí Minh, Nam Cao, Tố Hữu… đều lấp lánh những áng văn chương đáng tôn thờ đến ngàn đời.

Như vậy, có thể thấy Nguyễn Văn Siêu thật tinh tế và đưa ra được quan điểm đúng đắn về văn chương. Để rồi, người viết cũng như người đọc biết cách sáng tạo, lựa chọn những tác phẩm văn chương thực sự hữu ích, có ý nghĩa, những tác phẩm văn chương đáng được tôn thờ. 

Bài mẫu 2: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương… có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ... 

Bài làm

Sách là một nguồn tri thức quý báu của nhân loại nhưng cũng có loại sách xấu và loại sách tốt, con người sống ở đời cũng có người xấu và người tốt. Văn chương cũng vậy, nó cũng có loại đáng tôn thờ và loại không đáng tôn thờ. Bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu từng nhân định rằng: “Văn chương […] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”.

Xét nhận định trên ta có thể thấy rằng tác giả muốn thể hiện quan niệm của mình về văn chương. Không phải cứ văn chương là nên tôn thờ, không phải một tác phẩm văn chương nào cũng hướng cho con người ta đến những giá trị tốt đẹp. Nếu như người viết chỉ chú trọng vào những câu văn xáo rỗng, để ý tới nghệ thuật nhiều hơn là nội dung, câu văn mỹ miều nhưng lại không hề có ý nghĩa thì đó không phải là tác phẩm mà ta đáng tôn thờ. Trái lại những tác phẩm văn chương mà chú trọng đến con người, lấy nghệ thuật và nội dung để chuyển tải những triết lí sống, những cuộc đời của con người thì đó mới là văn chương đáng tôn thờ.

Văn chương chuyên chú ở văn chương là loại văn chương không có nhiều ý nghĩa đối với con người. Những tác phẩm kiểu này giống như một bài hát nghe thì có vẻ bắt tai đấy nhưng ngôn từ của nó thì lại chẳng có ý nghĩa gì, chỉ một vài ba câu chữ ghép lại chẳng có ý nghĩa mấy. Sức mạnh của văn chương đã được rất nhiều người khẳng định, Thạch Lam từng nói văn chương là “một thứ khí giới thanh cao mà đắc lưc” nó khiến cho tâm hồn con người thanh lọc và cũng vạch trần xã hội giả dối. Thế nhưng khi văn chương không chuyên chú đến con người thì đó không còn là văn chương thực sự nữa. Vì văn chương có chức năng giáo dục, nhận thức mà thẩm mỹ đối với con người. Thực tế cho thấy, khi xã hội phát triển những câu chuyện ngắn trên mạng được đăng tràn lan. Ở đó ta có thể bắt gặp những câu chuyện về tình yêu, tình bạn, tình cảm gia đình. Nhưng với cách viết chú trọng vào hình thức văn bản mà không chú trọng đến nội dung ý nghĩa của nó. Vả lại trước khi viết một tác phẩm hay làm bất cứ một việc gì việc đầu tiên chúng ta cần xác định chính là đối tượng của tác phẩm ấy là ai. Nếu không xác định được điều đó thì một tác phẩm văn chương viết ra chẳng dành cho ai, chẳng biết là dành cho độ tuổi nào thì đó không phải là loại văn chương đáng để con người ta tôn thờ.

Trái lại, những tác phẩm văn chương đáng tôn thờ là những tác phẩm biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung và nghệ thuật, lấy cái nghệ thuật để làm nổi bật nội dung, ý nghĩa và tư tưởng cảm quan của mình. Một tác phẩm văn chương đáng tôn thờ bao giờ cũng xác định được đối tượng trước khi viết. Những tác phẩm văn chương ấy phải hướng đến con người, không văn hoa sáo rỗng, không mơ mộng, không dùng những câu văn mỹ miều mà chẳng có ý nghĩa gì. Trong nền văn học Việt Nam ta có biết bao nhiêu tác phẩm văn chương đáng tôn thờ vì nó luôn chú trọng đến con người. Ví dụ như Vợ Nhặt của Kim Lân là văn chương đáng tôn thờ vì  tác phẩm ca ngợi được vẻ đẹp tình thương mến lá lành đùm lá rách của nhân dân ta luôn tỏa sáng kể cả trong hoàn cảnh khó khăn của nạn đói. Đó còn là vẻ đẹp đất nước, sự tự hào về truyền thống văn hóa, về tinh thần yêu nước và căm thù giặc, về tự tôn dân tộc, chủ quyền lãnh thổ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Từ thời Nguyễn Trãi, Nguyễn Du với tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều cho đến Hồ Chí Minh, Nam Cao, Tố Hữu… đều lấp lánh những áng văn chương đáng tôn thờ đến ngàn đời.

Như vậy có thể thấy, nhận định của Nguyễn Văn Siêu về văn chương thật đúng đắn và chính xác. Văn chương cũng có loại tốt và loại không tốt, loại đáng tôn thờ và loại không đáng tôn thờ. Một tác phẩm văn chương đáng tôn thờ phải là một tác phẩm để lại cho đời, cho người nhiều giá trị tốt đẹp, nhiều ý nghĩa khuyên răn con người sống hướng thiện.

Bài mẫu 3: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương… có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ... 

Bài làm

Nguyễn Văn Siêu nổi danh chính là một văn sĩ có tài, là bạn thân của Cao Bá Quát từng được người đời tôn thờ lên thành “Thần Siêu, Thánh Quát”. Trong văn chương thì Nguyễn Văn Siêu cũng là một trong những văn sĩ thật tài năng, ông có nhiều những cống hiến để đời. Và kho bàn luận về văn chương thì ông cũng đã đưa ra quan điểm của mình về văn chương một cách khá rõ ràng “Văn chương có loại đáng thờ. Có loại ko đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Quan niệm này thực sự cũng tốn nhiều giấy mực, tranh cãi của nhiều người.

Đầu tiên ta cũng cần phải hiểu được vì sao Nguyễn Văn Siêu nói được “Văn chương chuyên chú ở văn chương”. Ý của câu nói này đó chính là để chỉ loại văn chương chỉ chăm chút gò câu đẽo chữ, và nhà văn luôn luôn cố gắng để có thể tìm những chữ thật “kêu”, những chữ thật “đắt” sử dụng các điển tích cổ bí ẩn...nói chung đấy là loại văn chương thuần tuý, và đồng thời cũng chính là nói đến loại "văn” không cần biết nội dung. Còn xét về tư tưởng, là loại văn chương thuần túy về hình thức mà chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Bên cạnh đó thì ý của câu “Văn chuyên chú ở con người” chính là loại hình văn chương mà tác giả cũng đã cố gắng viết lên từ cuộc sống của con người, hướng đến con người sao cho con người chính là chủ thể, là tung tâm của tác phẩm văn học.

Nói một cách khác thì nó cũng lại còn có tác dụng đó là “làm cho người gần người hơn”. Nói tóm lại ta có thể hiểu được rằng ý của cả câu nói mà Nguyễn Văn Siêu như nói rằng văn chương chỉ có giá trị khi nó được lấy nguồn cảm hứng từ chính con người. Từ con người, và cũng lại vì con người thì thức văn chương đó mới có giá trị. Và người ta vẫn luôn luôn tự nhủ rằng “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ”. Nguyễn Văn Siêu dường như cũng lại thẳng thắn phủ nhận loại văn chương không đem đến một cái gì tốt lành cho con người cà và loại văn chương như thế là loại "không đáng thờ”. Đã không đáng thờ tức là không đáng để đọc, để học hỏi và nó còn không được coi là văn chương nữa. Văn chương cũng luôn cần đến khối óc của những vị kỹ sư tâm hồn chứ đâu cần những “người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho”.

Thực sự nếu như không giao cảm với đời, văn chương tuôn ra ngọn bút không bất đầu từ lòng thương cảm sâu sắc mà vì đời thì chỉ là văn chương mà dường như nó cũng chỉ “một tấc đến trời” mà thôi. Người nghệ sĩ cũng làm sao có thể sáng tác được một tác phẩm có giá trị không thể nào có thể ngồi trong cung điện mà viết về đời sống kham khổ của những người dân trong xã hội kia. Và như ai đó đã nói câu “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”. Bởi "Nhà văn chính là người hư ký trung thành của thời đại” cho nên nhà văn phải đi ra mà chứng kiến để có thể viế về cuộc sống, viết về con người. Văn học luôn luôn phải ánh những biến cố, những điều mới lạ, lịch sử,... và đích đến nó chính là con người. Mỗi bài học, mỗi tác phẩm văn học hay “đáng thờ” phải luôn luôn hướng đến con người và cũng vì con người. Vì nếu tác phẩm không viết về con người, không hướng đến con người không mang lại những giá trị chân - thiện - mỹ thì chắc chắc rằng tác phẩm văn học đó dường như cũng nhanh chóng đi vào quên lăng mà thôi. Còn ngược lại những tác phẩm kinh điển như vẫn còn tồn tại với thời gian năm tháng, hết thế hệ này đến thế hệ kia thì nó lại luôn lấy cảm hứng từ con người và vì con người.

Nếu như mà văn chương chỉ biết lấy chủ nghĩa duy mĩ làm đích thì thử coi có đáng thờ cơ chứ? Nói như Ngô Thi Sĩ thì "Văn chương phải có quan hệ với đời”, làm sao có thể tách bạch cuộc đời với nghệ thuật được. Người ta cũng nhận thấy được nhà văn L. Tônxtôi vĩ đại bởi kiệt tác “Chiến tranh và hoà bình” thì ông cũng đã thấu hiểu được cảnh chinh chiến, ông cũng đã từng một thời xông pha nơi chiến trận tìm hiểu, ghi chép. Chắc chắn nếu như người thi sĩ mà lại “đóng cửa phòng văn hì hục viết thì làm sao một tác phẩm "Chiến tranh và hoà bình” được trở thành một tác phẩm kinh điển được cơ chứ? Và nếu như mà không gắn bó, đau đời Nguyễn Du có một “Đoạn trường tân thanh” nức tiếng không? Văn chương không thể cứ đóng phòng văn mà tìm được những mỹ từ hay, thật nghệ thuật thì đã thành văn chương được. Nó chỉ là những từ sáo rỗng và thậm chí người ta đọc cũng cảm thấy sự khó hiểu, khó chịu. Làm sao có thể viết lên được những lời lễ mà mang được sự tin cậy khi chính bản thân nhà văn còn chưa được trải quan, chưa được biết đến.

Người đọc cũng có thể thấy được chính quan niệm của Nguyễn Văn Siêu gần giống như những văn học hiện thực Việt Nam vào chính giai đoạn văn học 1930-1945. Ở giai đoạn văn học này cũng đã lại lấy con người làm chủ thể sáng tạo, ngòi bút hướng vào con người và như vậy tác phẩm viết ra mới chiếm được nhiều tình cảm của mỗi người. Bởi sáng tác văn chương cũng như một tấm gương vậy, người ta có thể nhìn thấy chính họ trong đó, những tác phẩm văn chương nói lên được nỗi lòng của chính họ và đây mới thực sự là “văn chương đáng thờ”

Thực sự để mà nói thì nhắc đến “Văn chương đáng thờ” Nguyễn Văn Siêu dường như cũng đã muốn nói đến cái giá trị của văn chương. Giá trị của nghệ thuật đi sâu vào thế giới tâm hồn của con người thì chúng ta cũng có thể nhận thấy được chính văn chương phải vì con người, văn chương cũng phải vì cuộc sống con người. Văn chương luôn luôn phải hướng đến Chân - Thiện- Mĩ phải khơi ở lòng người những tình cảm nhân ái. Văn chương phải hoàn thành nhiệm vụ của chính nó đó là cũng có nhiệm vụ là phải đem đến cho con người một cái nhìn thật mới từ trong những cái đã quá quen thuộc.

Trong các tác phẩm văn chương thì làm sao mà có một thứ văn chương nào lại không lấy con người làm đối tượng cơ chứ? Nói như nhà văn M.Gorki đã khẳng định : “Văn học là nhân loại” cho nên chúng ta cũng cần phải hiểu rằng không thể tách rời văn chương và con người cũng văn chương như tách rời nội dung và hình thức biểu đạt của nó được. Đã là văn chương thì nó cũng phải mang vẻ đẹp của văn chương nghệ thuật trước đã, nó phải là một tác phẩm nghệ thuật trước thì mới có thể truyền tải được nội dung. Giống như một cái chai rượu vậy, phải có cái vỏ thì rượu - nội dung bên trong mới được chứa đựng. Và hình dạng vỏ như nào thì nội dung cũng chịu tác động ít nhiều.

Một nhà văn giỏng là một nhà văn biết hòa quyện được mặt nội dung cũng như hình thức của tác phẩm văn học với nhau. Viết về con người nhưng phương thức biểu đạt ra như thế nào để người đọc tiếp nhận được mới là cái tài của nhà văn. Chính vì thế mà chúng ta không nên xem nhẹ nội dung hay hình thức quá. Tuy nhiên đánh giá chung của Nguyễn Văn Siêu cũng vẫn còn đúng đắn khi nói như muốn nhắn nhủ những nhà văn hãy mở lòng ra, đi thực tế và viết những tác phẩm hướng đến con người.

Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu như cũng nhận được đông đảo những phản ứng trái chiều của nhiều giới văn sĩ với hai trường phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh”. Và một tác phẩm có thể đạt đến đỉnh cao, tác phẩm “đáng thờ” thì nó phải mang đến sự hai hòa về cả hai phương diện này. Dù sao đi chăng nữa ý kiến của văn sĩ cũng thật đáng học hỏi cho thế hệ người nghệ sĩ sáng tạo ngôn từ nay và mai sau học tập.

Xem thêm các bài Văn mẫu 12, hay khác:

Xem thêm các bài soạn Văn mẫu 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.

Bài viết số 1

Bài viết số 2

Bài viết số 3

Bài viết số 5

Bài viết số 6

Tham khảo thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.