2-3-4. Đọc, luyện đọc và giải nghĩa
5. Đọc thầm lại bài văn, trao đổi.
Chọn ý trả lời đúng:
1. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
a) Phượng không phải là một đóa mà là cả một góc trời đỏ rực.
b) Lá phượng xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
c) Lá phượng ban đầu xếp lại, e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.
d) Hoa phượng vào lúc bình minh lên màu càng tươi dịu.
2. Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
a) Lúc đầu màu hoa rực lên, chói lọi, khi tàn hoa có màu đỏ non.
b) Buổi bình minh hoa màu tươi dịu, chiều tối màu hoa đậm dần, rực rỡ.
c) Lúc đầu hoa màu đỏ non, số hoa tăng lên, màu đậm dần, hè đến hoa đỏ rực.
d) Buổi sáng, hoa màu đỏ non, có mưa, màu tươi dịu; buổi chiều, nắng lên, hoa đậm dần.
3. Theo em, vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
a) Vì phượng là cây hoa gần gũi, quen thuộc với nhiều học trò.
b) Vì phượng thường được trồng ở sân trường, hoa nở vào mùa thi.
c) Vì thấy phượng nở hoa, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ.
d) Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
Bài Làm:
1. Vẻ đẹp của hoa phượng có điểm đặc biệt là:
Đáp án: a. Phượng không phải là một đóa mà là cả một góc trời đỏ rực.
2. Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
Đáp án: c. Lúc đầu hoa màu đỏ non, số hoa tăng lên, màu đậm dần, hè đến hoa đỏ rực.
3. Theo em, vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
Đáp án: d. Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.