Câu 1: Năng lực tự đánh giá và điều chình hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là
-
A. Lương tâm
- B. Danh dự
- C. Nhân phẩm
- D. Nghĩa vụ
Câu 2: Hạnh phúc là cảm xúc của con người nên nó luôn gắn với
- A. cả cộng đồng.
-
B. từng cá nhân.
- C. toàn xã hội.
- D. xã hội loài người.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây thể hiện người có lương tâm?
-
A. Không bán hàng giả
- B. Không bán hàng rẻ
- C. Tạo ra nhiều công việc cho mọi người
- D. Học tập để nâng cao trình độ
Câu 4: Khi nhu cầu và lợi ích về cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu và lợi ích của xã hội, cá nhân phải biết
-
A. Hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung
- B. Đảm bảo quyền của mình hơn quyền chung
- C. Đặt nhu cầu của cá nhân lên trên
- D. Hi sinh lợi ích của tập thể vì lợi ích cá nhân.
Câu 5: Câu nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ?
-
A. Liệu mà thờ kính mẹ già
- B. Gieo gió gặt bão
- C. Ăn cháo đá bát
- D. Ở hiền gặp lành
Câu 6: Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích của
-
A. Cộng đồng
- B. Gia đình
- C. Anh em
- D. Lãnh đạo
Câu 7: Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có lương tâm?
-
A. Bán thực phẩm độc hại cho người tiêu dùng
- B. Mẹ mắng con khi bị điểm kém
- C. Xả rác không đúng nơi quy định
- D. Đến ở nhà bạn khi chưa được mời
Câu 8: Người biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế các nhu cầu không chính đáng được gọi là người có
- A. nghĩa vụ.
- B. lương tâm
-
C. danh dự.
- D. hạnh phúc.
Câu 9: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về nghĩa vụ của công dân?
-
A. Nam thanh niên phải đăng kí nghĩa vụ quân sự
- B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của Quân đội
- C. Xây dựng đất nước là nghĩa vụ của người trưởng thành
- D. Học tốt là nghĩa vụ của học sinh
Câu 10: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về nghĩa vụ?
- A. Gắp lửa bỏ tay người
- B. Đào hố hại người lại chôn mình.
- C. Một lời nói đối xám hối bảy ngày
-
D. Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ
Câu 11: Khi cá nhân có những hành vi sai lầm, vi phạm các quy tắc chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy
-
A. Cắn rứt lương tâm
- B. Vui vẻ
- C. Thoải mái
- D. Lo lắng
Câu 12: Nhận định nào dưới đây không thể hiện nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay?
- A. Quan tâm đến mọi người xung quanh
- B. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ
- C. Sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc
-
D. Không giúp đỡ người bị nạn
Câu 13: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa vụ?
-
A. Kinh doanh đóng thuế
- B. Tôn trọng pháp luật
- C. Bảo vệ trẻ em
- D. Tôn trọng người già
Câu 14: Người luôn đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường là người
-
A. tự ái.
- B. tự trọng.
- C. tự tin.
- D. tự ti.
Câu 15: Người có nhân phẩm là người có lương tâm, có những nhu câu vật chất và tinh thần
- A. chính đáng.
- B. đơn giản.
- C. rất lớn.
-
D. lành mạnh.
Câu 16: Con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy tính tích cực trong hành vi của mình là
- A. khái niệm lương tâm.
- B. nội dung lương tâm.
-
C. ý nghĩa thanh thản lương tâm.
- D. ý nghĩa cắn rứt lương tâm.
Câu 17: Hành vi nào dưới đây đem lại hạnh phúc cho gia đình, xã hội?
- A. Làm mọi việc để có được nhiều tiền
- B. Bắt trẻ em lao động để tăng thu nhập cho gia đình
-
C. Quyên góp sách giáo khoa cũ để giúp các bạn nghèo khó.
- D. Làm mọi việc để đạt được mục đích tư lợi của bản thân
Câu 18: Cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội là
- A. khái niệm lương tâm.
- B. nội dung lương tâm.
- C. ý nghĩa trạng thái thanh thản lương tâm.
-
D. ý nghĩa trạng thái cắn rứt lương tâm.
Câu 19: Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm?
- A. Giúp người già neo đơn
- B. Tự giác không xem bài khi kiểm tra
- C. Vui vẻ khi xem bài bạn được điểm cao
-
D. Hối hận khi cho bệnh nhân uống nhầm thuốc
Câu 20: Câu nói “Cầm cân nảy mực” thể hiện phạm trù nào của đạo đức học?
- A. Nghĩa vụ
- B. Lương tâm
-
C. Danh dự
- D. Hạnh phúc
Câu 21: Mặc dù đến lớp muộm 5 phút nhưng bạn N cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với chính mình khi đã đưa bà C bị tai nạn đến bệnh viện cấp cứu. Hành vị của bạn N nói đến phạm trù nào của đạo đức học?
- A. Nghĩa vụ.
- B. Hạnh phúc
-
C. Lương tâm.
- D. Nhân phẩm.
Câu 22: Anh trai của M có giấy gọi nhập ngũ. Bỗ mẹ của M không muốn con mình đi bộ đội nên tìm mọi cách để xin cho anh ây ở nhà. Em sẽ lựa chọn cách cư xử nào dưới đây cho phù hợp?
- A. Ủng hộ cách làm của bố mẹ
- B. Im lặng vì bô mẹ có quyền đó.
- C. Chia sẻ thông tin này để hỏi mọi người biết
-
D. Không đồng ý vì đó là nghĩa vụ của công dân
Câu 23: Bạn A sẵn sàng lên đường đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo Vệ Tổ quốc. Việc làm này của bạn A nói đến phạm trù nào của đạo đức học?
- A. Hạnh phúc.
- B.Lương tâm.
- C.Nhân phẩm.
-
D.Nghĩa vụ.
Câu 24: Trong giờ kiểm tra môn Sinh, có một câu hỏi lí thuyết, bạn B có nhớ, nhưng không chắc chăn lắm. Bạn C đã làm được rồi, bạn ấy học giỏi lắm, B có thể chỉ cần liếc nhanh qua bên là có thể xem bài được. Thế nhưng, B không làm như vậy. Mặc dù không làm được nhưng bạn B cảm thấy thật thanh thản trong lòng! Hành vi của B là thuộc về phạm trù nào của Đạo đức học?
- A. Nghĩa vụ.
-
B. Lương tâm.
- C. Danh dự.
- D. Hạnh phúc.
Câu 25: Giữa học kì I mẹ A đã đến trường nộp học phí cho giáo viên chủ nhiệm. Hành vi mẹ bạn A nói đến phạm trù nào của đạo đức học?
- A. Hạnh phúc.
-
B. Nghĩa vụ
- C. Lương tâm
- D. Nhân phẩm
Câu 26: Trên đoạn đường từ nhà đến trường có 1 chỗ lõm sâu giữa đường. Bạn H và K rủ nhau dùng lá cây phủ lên. Anh C chạy xe ngang qua không biết nên đã bị tai nạn và đi cấp cứu. Nhìn thấy vậy bạn H, K rất hối hận. Cảm giác của K và H thể hiện trạng thái nào của lương tâm?
- A. Thanh thản lương tâm.
- B. Tự tin vào bản thân.
-
C. Cắn rứt lương tâm.
- D. Tự cao về bản thân.