Trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, là câu nói của ai?

  • A. Hồ Chí Minh.                                                 
  • B. Phạm Văn Đồng.
  • C. Trường Chinh.                                                 
  • D. Lê Duẩn.

Câu 2: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây:
“Ngày nay, nước ta đã hoàn toàn được thống nhất, nhưng chúng ta vẫn phải luôn ….. để chống lại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc”.

  • A. đoàn kết                      
  • B. sẵn sàng            
  • C. chuẩn bị               
  • D. cảnh giác

Câu 3: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây: 

“ Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết … của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.”

  • A. tình cảm                                
  • B. thành quả lao động
  • C. khả năng                               
  • D. sức khỏe

Câu 4: Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của công dân đối với:

  • A. Làng xóm.                             
  • B. Tổ quốc.
  • C. Toàn thế giới.                         
  • D. Quê hương.

Câu 5: Truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam là gì:

  • A. Gần gũi, thân thiện.                         
  • B. Hòa nhập.
  • C. Sự hợp tác.                                        
  • D. Yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm.

Câu 6: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây:

“Công dân nam giới đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết …”.

  • A. Hai mươi lăm tuổi.                             
  • B. Hai mươi bốn tuổi.
  • C. Hai mươi sáu tuổi.                              
  • D. Hai mươi ba tuổi.

Câu 7: Lòng yêu nước ở mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những:

  • A. Biến cố, thử thách.                             
  • B. Khó khăn.
  • C. Thiên tai khắc nghiệt.                         
  • D. Thử thách.

Câu 8: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là:

  • A. Lịch sử oai hùng của dân tộc ta.                            
  • B. Thế mạnh của dân tộc ta.
  • C. Một truyền thống quý báu của dân tộc ta.             
  • D. Giá trị truyền thống quý báu của ta.

Câu 9: Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của ….?

  • A. Những người trưởng thành.                                        
  • B. Thanh niên.
  • C. Cơ quan, tổ chức.                                                         
  • D. Công dân.

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây nói lên trách nhiệm xây dựng Tổ quốc của thanh niên học sinh?

  • A. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
  • B. Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
  • C. Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự.
  • D. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Câu 11: Trách nhiệm hàng đầu của thanh niên Việt Nam hiện nay đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là:

  • A. Chỉ cần xác định mục đích và động cơ học tập đúng.
  • B. Tham gia nhập ngũ khi địa phương gọi.
  • C. Tham gia các hoạt động của địa phương như vệ sinh môi trường.
  • D. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây nói lên trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của thanh niên học sinh?

  • A. Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn.
  • B. Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, đất nước.
  • C. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
  • D. Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.

Câu 13: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm:

  • A. Thương yêu và quý giá nhất đối với con người.
  • B. Sâu sắc nhất và gắn bó đối với con người.
  • C. Chân thật nhất và gần gũi nhất đối với con người.
  • D. Bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người.

Câu 14: Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở điểm nào sau đây?

  • A. Tích cực rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ.
  • B. Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Giữ gìn trật tự,vệ sinh lớp học, trường học.
  • D. Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.

Câu 15: Độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình của công dân nam giới ở nước ta hiện nay là:

  • A. Nam từ đủ 18 đến hết 26 tuổi.
  • B. Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi.
  • C. Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 36 tuổi.
  • D. Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

Câu 16: Sức mạnh của truyền thống yêu nước của dân ta được Bác ví như:

  • A. Một cơn gió.                                      
  • B. Một cơn mưa.
  • C. Một âm thanh.                                    
  • D. Một làn sóng.

Câu 17: Lòng yêu nước là gì?

  • A. Tình yêu quê hương, làng xóm và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
  • B. Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng.
  • C. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
  • D. Là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.

Câu 18: Ý nào sau đây không đúng khi nói về biểu hiện của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam:

  • A. Tình yêu quê hương, đất nước.                   
  • B. Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
  • C. Cần cù, sáng tạo trong lao động.                 
  • D. Tình thương yêu nhân loại.

Câu 19: Ý nào sau đây không đúng khi nói về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?

  • A. Là cội nguồn của hàng loạt các giá trị đạo đức khác của dân tộc.
  • B. Được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm.
  • C. Là truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam.
  • D. Là truyền thống tự trong dân tộc Việt Nam sản sinh ra.

Câu 20: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây:

“Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và … cao quý của công dân”.

  • A. ý thức                                                  
  • B. tinh thần
  • C. lương tâm                                           
  • D. quyền

Câu 21: Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước là trách nhiệm của công dân trong việc

  • A. Hạn chế các vấn đề xã hội.                   
  • B. Hạn chế bùng nổ dân số.
  • C. Xóa đói giảm nghèo.                              
  • D. Bảo vệ gia đình.

Câu 22: Nghiêm chỉnh thực hiện Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nướclà góp phần vào thực hiện chủ trương nào dưới đây?

  • A. Hạn chế tệ nạn xã hội.                           
  • B. Hạn chế bùng nổ dân số.
  • C. Xây dựng gia đình hạnh phúc.              
  • D. Phát triển kinh tế đất nước.

Câu 23: Vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình là góp phần thực hiện vấn đề cấp thiết nào dưới đây?

  • A. Giảm dân số                                            
  • B. Hạn chế bùng nổ dân số.
  • C. Bình đẳng nam nữ.                                 
  • D. Đảm bảo chinh sách xã hội.

Câu 24: Vợ chồng anh Hiệp và chị Xuân sinh được hai cô con gái, nhưng sợ không có người nối dõi nên hai anh chị đã sinh thêm con thứ ba. Việc anh Hiệp và chị Xuân thêm con thứ ba là không thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

  • A. Kế hoạch hóa gia đình.                          
  • B. Thực hiện pháp luật.
  • C. Hạn chế bùng nổ dân số.                       
  • D. Xóa đói giảm nghèo.

Câu 25: Dịch bệnh hiểm nghèo đang uy hiếp đến sự sống của

  • A. Một số quốc gia.                                     
  • B. Toàn nhân loại.
  • C. Các nước phát triển.                               
  • D. Các nước lạc hậu.

Câu 26: Tham gia phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo không những là nghĩa vụ, mà còn là lương tâm, trách nhiệm đạo đức

  • A. Của thầy thuốc.                                       
  • B. Của tất cả mọi người.
  • C. Của cha mẹ.                                             
  • D. Của cán bộ công chức.

Câu 27: Để phòng ngừa dịch bệnh hiểm nghèo, mỗi học sinh chúng ta cần làm gì trong các việc làm dưới đây?

  • A. Tránh xa các tệ nạn xã hội.                   
  • B. Không nên tiếp xúc với nhiều người.
  • C. Tránh đến chỗ đông người.                   
  • D. Đeo khẩu trang khi đi đường.

Câu 28: Sống an toàn, lành mạnh, tánh xa các tệ nạn xã hội la trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện vấn đề cấp thiết nào dưới đây của nhân loại?

  • A. Phòng, chống lây nhiễm trong xã hội.             
  • B. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo.
  • C. Phòng ngừa nguy hiểm.                                     
  • D. Bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Câu 29: Tích cực rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe là góp phần thực hiện vấn đề cấp thiết nào dưới đây của nhân loại?

  • A. Bảo vệ sức khỏe giống nòi.                   
  • B. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo.
  • C. Phòng, chống nguy cơ thoái hóa.         
  • D. Thực hiện phong trào rèn luyện thân thể.

Câu 30: Trong dịp trường H tổ chức đi tham quan Tam Đảo, sau khi ăn trưa, một nhóm học sinh lớp 10K đã gói thức ăn vào túi ni – long rồi thả xuống suối. Hành vi này của các bạn lớp 10K không thể hiện trách nhiệm nào của công dân – học sinh?

  • A. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.             
  • B. Bảo vệ nơi du lịch.
  • C. Bảo vệ môi trường.                                
  • D. Bảo vệ an toàn sông, suối.

Câu 31: Sau khi quét dọn sân trương, Lan và Yến không đổ rác vào nơi quy định, mà đã đổ ngay sau một góc khuất ở đầu dãy nhà trường học. nếu là bạn của Lan và Yến, em sẽ lựa chọn cách xử lí nào dưới đây?

  • A. Lờ đi coi như không biết.                                  
  • B. Mắng cho hai bạn một trận.
  • C. Phê bình hai bạn trong buổi họp lớp.               
  • D. Nói với hai bạn nên đổ rác đúng nơi quy định.

Câu 32: Một hôm sau giờ học, Quang rủ Tấn đến 1 chỗ hút thử thứ thuốc lạ. Lâu rồi thành quen, Tấn đã trở thành con nghiện, ăn chơi lêu lổng, rồi bị nhiễm HIV. Đến khi gia đình Tấn biết thì đã muộn. Hành vi của Tấn không thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

  • A. Phòng, tránh bệnh tật cho bản thân.                 
  • B. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo.
  • C. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.                          
  • D. Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Câu 33: Ở nước ta Luật Bảo vệ môi trường mới nhất hiện nay đang được áp dụng ban hành năm nào?

  • A. Năm 2012.                                         
  • B. Năm 2011.
  • C. Năm 2013.                                          
  • D. Năm 2014.

Câu 34: Cần phải phê phán hành vi nào trong các hành vi sau đây:

  • A. Không vứt rác bừa bãi.                     
  • B. Giữ vệ sinh nơi công cộng.
  • C. Trồng cây xanh.                                 
  • D. Xả rác bừa bãi.

Câu 35: Ô nhiễm môi trường sẽ gây ra hậu quả:

  • A. Thất học.                                            
  • B. Thất nghiệp.
  • C. Thiếu chỗ ở                                        
  • D. Dịch bệnh, mất cân bằng sinh thái.

Câu 36: Bệnh AIDS được phát hiện vào thời gian nào của thế kỷ XX:

  • A. Những năm 60.                                  
  • B. Những năm 70.
  • C. Những năm 90.                                  
  • D. Những năm 80.

Câu 37: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây:
“ Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề … của nhân loại”

  • A. Quan tâm                                            
  • B. cơ bản
  • C. quan trọng                                          
  • D. cấp thiết

Câu 38: Con người khai thác không khoa học, hợp lý tài nguyên thiên nhiên thì tài nguyên thiên nhiên sẽ càng ngày:

  • A. Xấu đi.                                                
  • B. Ô nhiễm.
  • C. Phát triển.                                           
  • D. Cạn kiệt.

Câu 39: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của:

  • A. Các cơ quan chức năng.                   
  • B. Đảng, Nhà nước ta.
  • C. Thế hệ trẻ.                                          
  • D. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.

Câu 40: Vấn đề bùng nổ dân số gây ra những hậu quả gì?

  • A. Kinh tế phát triển.                             
  • B. Đảm bảo về lương thực, thực phẩm.
  • C. Có nguồn lao động dồi dào.             
  • D. Gây ra nạn đói, dịch bệnh, thất nghiệp …

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM GDCD 10 

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập