A. Kiến thức trọng tâm
1. Tình yêu
a. Tình yêu là gì?
- Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, phù hợp nhau về nhiều mặt, có nhu cầu gắn bó và tự nguyện hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
- Tính xã hội của tình yêu:
- Tình yêu phụ thuộc vào quan niệm xã hội
- Kết quả tình yêu dẫn tới những vấn đề xã hội phải quan tâm.
- Tình yêu cùng với sự phát triển xã hội sẽ càng thoát khỏi ham mê bản năng.
b. Thế nào là một tình yêu chân chính?
- Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan điểm đạo đức, tiến bộ xã hội.
- Biểu hiện:
- Chân chất, quyến luyến, cuốn hút, gắn bó.
- Sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi
- Sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía
- Lòng vị tha thông cảm.
c. Một số điều cần tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên.
- Yêu đương quá sớm, nhầm lẫn tình bạn với tình yêu
- Yêu một lúc nhiều người, hoặc vụ lợi trong tình yêu.
- Có quan hệ tình dịc trước hôn nhân.
2. Hôn nhân
a. Hôn nhân là gì?
- Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.
b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay
Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ
- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính.
- Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật định.
- Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lí.
- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc đảm bảo quyền tự do li hôn.
Thứ hai: Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng
- Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng, tình yêu là không thể chia sẻ được.
- Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới. Sự bình đẳng không phải là sự cào bằng, chia đôi…
3. Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên.
a. Gia đình là gì?
- Gia đình là một cộng đồng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
b. Chức năng của gia đình:
- Chức năng duy trì nòi giống
- Chức năng kinh tế
- Chức năng tổ chức đời sống gia đình
- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái
c. Mối quan hệ và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình.
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái:
- Cha mẹ: Có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng, giáo dục và tạo điều kiện chocon học hànhcon cài trở thành công dân có ích cho xã hội.
- Con cái: Có bổn phận kính trọng,hiếu thảo, giữ gìn danh dự và truyền thống gia đình.
Quan hệ giữa ông bà và con cháu:
- Ông bà thương yêu,quan tâm chăm sóc, gương mẫu trong giáo dục các cháu.
- Cháu kinh trọng, hiếu thảo, yêu thương ông bà.
Quan hệ giữa anh, chị em:
- Thương yêu, tôn trọng, đùm bọc, bảo ban, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Hiện nay, trong học sinh có những bạn nam và nữ chơi thân với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong hoạt động hàng ngày. Chúng ta có nên gán ghép và cho rằng hai bạn đó yêu nhau hay không? Theo em, ở lứa tuổi này đã nên yêu đương hay chưa? Vì sao?
Xem lời giải
Câu 2: Trong bài học nêu lên một số điều nên tránh trong tình yêu. Em có đồng ý với những điều đó không? Nếu có ý kiến gì khác, em hãy cho biết ý kiến của mình.
Xem lời giải
Câu 3: Hiện nay, có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật. Em có đồng tình với cách sống này không? Vì sao?
Xem lời giải
Câu 4: Theo em, điểm khác biệt lớn nhất trong chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì?
Xem lời giải
Câu 5: Trước đây, quan niệm về một gia đình có phúc là “con đàn, cháu đống”. Em thấy quan niệm này còn phù hợp trong xã hội ngày nay không? Vì sao?
Xem lời giải
Câu 6: Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình.