3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Dựa vào thành phần gọi – đáp trong các trường hợp bên dưới, hãy cho biết tính chất mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
- Những lúc như vậy em chỉ nhanh chóng quay đi và nói khẽ: “Dạ không có gì”.
(Giắc Can-phiu & Mác Vích-to Han-xen, Chị sẽ gọi em bằng tên)
- – Hay là chúng ta đem cho nói cái áo bông cũ, chị ạ.
– Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)
Câu 2: Em hãy viết một đoạn hội thoại (khoảng bốn đến năm câu) có sử dụng các thành phần biệt lập.
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng năm câu thể hiện những cảm xúc của em khi được chiêm ngưỡng một cảnh đẹp, trong đó có ít nhất một câu chứa thành phần biệt lập. Xác định chức năng của (những) thành phần biệt lập này.
Bài Làm:
Câu 1:
- Thành phần gọi – đáp: Dạ
-> Mối quan hệ giữa người nói và người nghe: Em – chị.
- Thành phần gọi đáp: Ừ
-> Mối quan hệ giữa người nói và người nghe: Chị – em.
Câu 2:
Tôi (quay sang Hà, nói): Hà ơi, bạn chưa làm tiểu luận à? Nay đến hạn nộp đó.
Hà: Ôi, tớ quên mất. Giờ tớ làm ngay.
Tôi: Nhanh nhé! Tối nay phải nộp rồi đó.
Hà: Ừm, tớ cảm ơn nha.
*Chú thích:
- Thành phần phụ chú: quay sang Hà, nói.
- Thành phần gọi – đáp: Hà ơi.
- Thành phần cảm thán: Ôi.
Câu 3:
Việt Nam nổi tiếng với vẻ đẹp tuyệt sắc trăm miền, trong đó em ấn tượng nhất với vẻ đẹp của Hồ Gươm – nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Chao ôi, Hồ Gươm mới đẹp làm sao! Nước hồ trong xanh. Trong cái nắng vàng ươm của mùa hạ, mặt hồ long lanh như được dát vàng. Hai bên bờ là hàng liễu nhẹ nhàng rũ xuống, làm cho cảnh sắc Hồ Gươm càng thêm thơ mộng, trữ tình.
*Chú thích:
- Thành phần cảm thán: Chao ôi
-> Chức năng: Bày tỏ cảm xúc trước vẻ đẹp của Hồ Gươm.
- Thành phần phụ chú: nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội
-> Chức năng: Bổ sung thông tin về địa điểm của cảnh sắc Hồ Gươm.