Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ, nghĩa của từ

1.     VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh và chỉ rõ.

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng từ đồng âm và chỉ rõ.

Bài Làm:

Câu 1: 

Sắp đến kì thi tuyển chọn học sinh giỏi, em và Lan cùng nhau ôn tập. Lan hay than thở: "Bài tập và kiến thức ngập mặt!". Em biết Lan đã rất cố gắng và bạn cũng đang cảm thấy lo lắng, áp lực. Em vẫn thường an ủi, động viên Lan rằng bạn là người học giỏi và vượt qua được mọi thách thức. Đến ngày thi tuyển chọn, sau khi làm bài xong, mặt của em và Lan đều tươi cười rạng rỡ. Kết quả kì thi thực sự ngọt ngào cho những công sức của chúng em.

- Biện pháp tu từ nói quá: "Bài tập và kiến thức ngập mặt!".

Câu 2:

Tôi và Hoa là bạn thân của nhau. Mặc dù hai đứa chơi thân với nhau nhưng chúng tôi mỗi người một tính cách, sở thích khác nhau. Tôi không có giọng hát hay như Hoa. Hoa hát hay lắm. Mỗi lần nó hát đều khiến mọi người trò khen ngợi. Để có giọng hát hay như thế, nó đều hay hát mỗi ngày. Chính sự chăm chỉ rèn luyện mà kì thi văn nghệ cấp thành phố vừa qua. Kể cũng lạ, rõ chơi thân với nhau nhưng tôi chẳng thể hát hay như nó. Cái giọng cứ ồm ồm như vịt đực chẳng thể trong trẻo hát hay được như nó cả. Nó vẫn hay trêu tôi bởi cái giọng nói này, và nhiều khi còn bắt tôi luyện giọng với cả nó. Mặc dù nó hay trêu chọc tôi, tính tình, sở thích chúng tôi có khác nhau nhưng chúng tôi mãi là bạn tốt của nhau.

Từ đồng âm: hát hay (Hoa hát hay lắm) chỉ lời khen còn hát ( nó đều hay hát mỗi ngày) chỉ việc làm thường xuyên

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ, nghĩa của từ

1.     NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Theo em, biện pháp tư từ là gì?

Câu 2: Biện pháp tu từ có tác dụng như thế nào?

Câu 3: Nêu một số biện pháp tu từ thông dụng.

Câu 4: Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là gì? Nêu tác dụng của nó.

Câu 5: Nêu ví dụ về biện pháp nói giảm nói tránh và giải thích.

Câu 6: Nghĩa của từ là gì? Nêu ví dụ.

Xem lời giải

2.     THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Các câu sao sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

  1. a) Lúc phát bài kiểm tra, cô giáo nói với Quân:

- Cô thấy rằng con cần phải cố gắng thêm nhiều trong thời gian tới.

  1. b) Thấy Hòa định mặc một chiếc áo khoác có màu sắc sặc sỡ, Loan góp ý:

- Mình thấy chiếc áo khoác này không hợp với chiếc váy bên trong của cậu lắm.

Câu 2: Sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh để thay đối các câu sau:

  1. a) Chiếc khăn len này được đan thật xấu.
  2. b) Con chó đã chết rồi.
  3. c) Không khí ở đây thật khó chịu.

Câu 3: Tìm điệp ngữ trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng:

a,

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

b,

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu, rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

c,

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Câu 4: Trong đoạn thơ sau, từ Việt Nam được nhắc lại ba lần (điệp ngữ) nhằm nhấn mạnh tình cảm gì của tác giả?

Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,

Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người.

Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!

Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha.

Câu 5:  Điền các từ kiêu căng, kiêu hãnh vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp

(1)...........: tự cho mình là tài giỏi hơn mà khinh người khác.

(2)...........: có vẻ tự hào, hãnh diện về giá trị cao quý của mình.

Câu 6:  Điền các từ cười nụ, cười góp, cười xòa, cười trừ, cười mát vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp

(1)............: cười theo người khác.

(2).............: cười nhếch mép có vẻ khinh bỉ hoặc hờn giận.

(3).............: cười chúm môi một cách kín đáo.

(4).............: cười để khỏi trả lời trực tiếp.

(5).............: cười vui vẻ để xua tan sự căng thẳng.

Xem lời giải

3.     VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh trong những câu sau. Cách nói giảm - nói tránh trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a) Có người thợ dựng thành đồng

Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi!

(Thu Bồn)

  1. b) Ông mất năm nao, ngày độc lập

Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao

Bà "về" năm đói, làng treo lưới

Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào...

(Tố Hữu)

  1. c) Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yếu đã khuất núi.

(Tố Hữu)

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh và cho biết ý nghĩacủa việc sử dụng các biện pháp tu từ đó trong các câu sau:

  1. Rùa Vàng đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hãy hoàn gươm lạicho Long Quân.” (Sự tích Hồ Gươm)
  2. Phải bán con, chị Dậu như đứt từng khúc ruột ! (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
  3. Cách đây mấy tháng con chị lên sài lại bỏ đi để chị ở một mình.
  4. Bác ơi tim Bác mênh mông thế,

Ôm cả non sông mọi kiếp người! (Tố Hữu)

  1. Chú tôi ấy à, đạn bắn vào lỗ mũi chú hỉ ra là chuyện bình thường!8
  2. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Tôi quý chúng có lẽ còn hơnnhững ngón tay của tôi. (Nam Cao, Lão Hạc)
  3. Trước khi bà về với Thượng đế chí nhân, bà chấu ta đã từng sung sướngbiết bao! (An –đéc - xen, Cô bé bán diêm)
  4. Đội trời, đạp đất ở đời

Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Câu 3: Trong đoạn thơ dưới đây, tác giả đã dùng những điệp ngữ nào? Những điệp ngữ đó đã có tác dụng gây ấn tượng và gợi cảm xúc gì sâu sắc trong lòng người đọc?

– Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…

Tố Hữu

Câu 4: Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh màu sắc hoặc hương thơm được miêu tả:

  1. a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, bãi ngô, thảm cỏ.
  2. b) Hoa hồng, hoa huệ, hoa nhài đều thơm, hương tỏa lan khắp vườn.

Câu 5: Cho các nghĩa sau của từ chín

(1) (Quả, hạt) ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương vị thơm ngon, trái với xanh

(2) (Thức ăn) được nấu đến mức ăn được, trái với sống

(3) (Sự suy nghĩ) ở mức đầy đủ để có được hiệu quả

(4) (Màu da mặt) đỏ ửng lên

Hãy cho biết nghĩa nào của từ chín được dùng trong các câu sau:

- Vườn cam chín đỏ.

- Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín.

- Ngượng chín cả mặt.

- Trên cây, hồng xiêm đã bắt đầu chín.

- Cơm sắp chín, có thể dọn cơm được rồi.

- Lúa chín đầy đồng.

- Gò má chín như quả bồ quân.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.