Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 6 CTST bài 8: Ấn Độ cổ đại

II. THÔNG HIỂU

Câu 6: Người da trắng trong đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại tự xưng là gì? Họ gọi người da đen với cái tên gì? 

Câu 7: Trong xã hội Ấn Độ sự phân chia các đẳng cấp ở Ấn Độ được gọi là chế độ đẳng cấp gì? Dựa vào đâu để phân biệt các đẳng cấp? 

Câu 8: Xã hội Ấn Độ cổ đại có bao nhiêu đẳng cấp? Kể tên? 

Câu 9: Hoàn thiện bảng sau thể hiện các đẳng cấp của xã hội Ấn Độ cổ đại?

Các đẳng cấp

Tầng lớp

Đẳng cấp thứ nhất

 

Đẳng cấp thứ hai

 

Đẳng cấp thứ ba

 

Đẳng cấp thứ tư

 

Câu 10: 

Luật lệ ở Ấn Độ rất hà khắc. Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau. Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.

Bài Làm:

Câu 6: 

- Người da trắng trong đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại tự xưng là A-ri-a có nghĩa là tộc người “xuất thân cao quý”

- Những người da trắng A-ri gọi những người da đen bản địa là người man rợ.

Câu 7: 

- Trong xã hội Ấn Độ sự phân chia các đẳng cấp ở Ấn Độ được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na

- Dựa vào sự phân biệt chủng tộc và màu da để phân biệt các đẳng cấp.

Câu 8: 

Xã hội Ấn Độ cổ đại có 4 đẳng cấp bao gồm:

+ Đẳng cấp thứ nhất: Bra-man là tăng lữ.

+ Đẳng cấp thứ hai: Ksa-tri-a, là quý tộc và chiến binh.

+ Đẳng cấp thứ ba: Vai-si-a là tầng lớp nông dân, thương nhân và thợ thủ công.

+ Đẳng cấp thứ tư: Su-đra, là những người thấp kém trong xã hội, họ là những người Đra-vi-đa bị người A-ri-a tràn vào xâm chiếm và đẩy xuống đẳng cấp thứ tư.

Câu 9:

Các đẳng cấp

Tầng lớp

Đẳng cấp thứ nhất

Bra-man là tăng lữ

Đẳng cấp thứ hai

Ksa-tri-a, là quý tộc và chiến binh

Đẳng cấp thứ ba

Vai-si-a là tầng lớp nông dân, thương nhân và thợ thủ công.

Đẳng cấp thứ tư

Su-đra, là những người thấp kém trong xã hội, họ là những người Đra-vi-đa bị người A-ri-a tràn vào xâm chiếm và đẩy xuống đẳng cấp thứ tư.

Câu 10: 

Luật lệ ở Ấn Độ rất hà khắc. Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau. Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 6 chân trời bài 8: Ấn Độ cổ đại

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại? 

Câu 2: Em có nhận xét gì về điều kiện tự nhiên của hai lưu vực sông Ấn và sông Hằng? 

Câu 3: Ngành sản xuất chính của Lưỡng Hà cổ đại là những ngành nào? 

Câu 4: Xã hội Ấn Độ cổ đại được hình thành như thế nào? 

Câu 5: Nguyên nhân do đâu hình thành nên các đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại? 

Xem lời giải

III. VẬN DỤNG

Câu 11: Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại? 

Câu 12: Em có nhận xét gì về văn hóa của Ấn Độ thời cổ đại? 

Câu 13: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cổ đại ra nước ngoài như thế nào? 

Xem lời giải

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 14: Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là tôn giáo nào? Em hãy cho biết sự ra đời của tôn giáo đó ở Ấn Độ. 

Câu 15: Phật giáo ở Ấn Độ ra đời như thế nào? 

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Chân trời sáng tạo] Giải lịch sử và địa lí 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Chân trời sáng tạo] Giải lịch sử và địa lí 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ