[Cánh diều] Trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 4: Quê hương tươi đẹp

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 4: Quê hương tươi đẹp sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đặc điểm về biển, đảo của Việt Nam?

  • A. Việt Nam có đường bờ biển dài, có nhiều bãi tắm đẹp và có nhiều đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm xa bờ.
  • B. Vùng biển Việt Nam có nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú
  • C. Khu vực biển Việt Nam là một phần của biển Đông, là tuyến đường vận tải dầu hỏa quan trọng tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
  • D. Cả A, B, C

Câu 2: Các hoạt động nào sau đây được thực hiện trên biển?

  • A. Đánh bắt cá
  • B. Khai thác dầu khí
  • C. Chế biến thủy, hải sản
  • D. A và B

Câu 3: Trang phục của các chú lính hải quân thường có màu gì?

  • A. Trắng và xanh dương
  • B. Xanh lá cây
  • C. Đỏ và vàng
  • D. Trắng và đỏ

Câu 4: Trong mĩ thuật, đường chân trời được định nghĩa như thế nào?

  • A. Là đường giới hạn của Trái Đất
  • B. Là một đường thẳng nằm ngang, chỉ có thể nhìn thấy ở hướng đông, khi mặt trời mọc.
  • C. là đường thẳng phân cách giữa bầu trời và mặt đất.
  • D. là đường thẳng nằm ngang tầm mắt người quan sát, phân cách giữa bầu trời và mặt đất hoặc giữa bầu trời và mặt biển

Câu 5: Trong các bức tranh vẽ về chủ đề biển đảo, màu chủ đạo thường là màu:

  • A. Trắng
  • B. Xanh dương
  • C. Đỏ
  • D. Vàng

Câu 6: Đâu không phải là một hoạt động liên quan đến biển?

  • A. Trồng lúa
  • B. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
  • C. Khai thác khoáng sản
  • D. A và C

Câu 7: Bức tranh về chủ đề biển đảo không thể hiện:

  • A. Lòng yêu nước, ý thức giữ gìn biển đảo quê hương
  • B. Tình yêu đối với biển đảo quê hương
  • C. Tình yêu đối với gia đình
  • D. Sự quan tâm đến đồng bào, chiến sĩ đang sinh sống, làm việc trên các đảo, quần đảo của đất nước.

Câu 8: Theo em, tranh vẽ về chủ đề nào sau đây không có sự xuất hiện của đường chân trời:

  • A. Cảnh bình minh trên biển
  • B. Cảnh hoàng hôn trên cánh đồng
  • C. Hoạt động tuần tra trên biển
  • D. Cảnh sinh hoạt trong gia đình

 Câu 9: Các hoạt động mà em có thể lựa chọn khi vẽ tranh chủ đề biển đảo là:

  • A. Cảnh chài lưới, sinh hoạt của ngư dân
  • B. Hoạt động vệ sinh bãi biển
  • C. Hoạt động tuần tra biển của các chú lính hải quân
  • D. Cả A, B, C

Câu 10: Em có thể tìm hiểu hoạt động của các chú lính hải quân thông qua:

  • A. Tranh, ảnh, các thước phim tư liệu
  • B. Quan sát thực tế
  • C. Tưởng tượng
  • D. A và B

 Câu 11: Các bức tranh vẽ về biển đảo quê hương làm nổi bật:

  •  A. Tình yêu đối với biển đảo quê hương
  • B. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc
  • C. Ý thức bảo vệ Tổ quốc
  • D. Cả A, B, C

Câu 12: Huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/ thành nào của nước ta?

  • A. Cà Mau
  • B. Đà Nẵng
  • C. Quảng Trị
  • D. Quảng Nam

Câu 13: Các lễ hội truyền thống của nước ta thường được tổ chức vào thời gian nào?

  • A. Mùa Xuân
  • B. Mùa Hạ
  • C. Mùa Thu
  • D. Mùa Đông

Câu 14: Một lễ hội truyền thống thường bao gồm mấy phần?

  • A. 3 phần: phần lễ, phần hội, phần trò chơi dân gian
  • B. 2 phần: phần lễ và phần hội
  • C. 2 phần: phần hội và phần trò chơi
  • D. Không có khung chương trình rõ ràng

Câu 15: Các trò chơi được tổ chức trong lễ hội thường là:

  • A. Trò chơi mạo hiểm
  • B. Trò chơi điện tử
  • C. Trò chơi dân gian
  • D. Cả A, B, C

Câu 16: Đâu không phải là một trò chơi dân gian:

  • A. Ô ăn quan.
  • B. Trồng nụ trồng hoa.
  • C. Cướp cờ.
  • D. Đẩy gậy.

Câu 17: Khi thể hiện dáng người, đặc điểm trong trò chơi dân gian cần chú ý điều gì?

  • A. Động tác, mối quan hệ tương quan giữa tỉ lệ giữa đầu, thân, tay, chân sao cho hài hòa, thuận mắt.
  • B. Biểu cảm bộc lộ sự thoải mái và vui vẻ của người chơi.
  • C. Cả A và B đều đúng,
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 18: Đâu là tên một sản phẩm mĩ thuật thuộc dòng tranh dân gian Đông Hồ:

  • A. Tứ bình.
  • B. Bịt mắt bắt dê.
  • C. Ngũ hổ.
  • D. Hội bài chòi.

Câu 19: Ý nghĩa của trò chơi dân Bịt mặt bắt dê được thể hiện trong tranh dân gian Đông Hồ là:

  • A. Rèn luyện khả năng phối hợp đồng đội và di chuyển linh hoạt.
  • B. Là trò chơi vận động bổ ích, rèn luyện thính giác.
  • C. Là trò chơi có khả năng định hướng âm thanh cho trẻ.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Đâu không phải là một đặc điểm của dòng tranh Đông Hồ?

  • A. Các nhân vật có tỉ lệ tương đương với nhau, nhân vật xa ở phía trên, nhân vật gần ở phía dưới
  • B. bố cục theo hình chữ nhật, thể hiện tính quy củ, có trật tự.
  • C. Các mảng hình trong tranh thường được kết hợp sinh động liên kết tạo thành một kết cấu chặt chẽ trong các khuôn hình chữ nhật lúc ngang.
  • D. Được in trên chất liệu giấy điệp

Câu 21: Trò chơi dân gian được thể hiện trong dòng tranh nào?

  • A. Tranh Đông Hồ.
  • B. Tranh Hàng Trống.
  • C. Tranh làng Sình.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22: Nguyên lí cân bằng trong mĩ thuật được thể hiện qua các yếu tố:

  • A. Màu.
  • B. Hình.
  • C. Đậm, nhạt.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 23: Trò chơi dân gian nào không dùng sức mạnh đôi chân là chủ yếu:

  • A. Trồng nụ trồng hoa.
  • B. Nhảy dây.
  • C. Rước đèn.
  • D. Nhảy bao bố.

Câu 24: Khi vẽ tranh tái hiện lễ hội đua thuyền, cần chú ý những chi tiết gì?

  • A. Hình dáng các nhân vật đang chèo thuyền
  • B. Bố cục chính, phụ của các đội đua
  • C. Cảnh vật xung quanh tạo nên không khí lễ hội
  • D. Cả A, B, C

Câu 25: Trong hội Cồng chiêng Tây Nguyên, hoạt động chủ yếu của người tham gia là gì?

  • A.Múa hát quanh đống lửa và sử dụng cồng, chiêng để tạo ra các giai điệu
  • B. Hát giao duyên
  • C. Nhảy sạp, chơi kéo co, ném còn,…
  • D. A và B

Câu 26: Biểu hiện của nguyên lí cân bằng trong hội họa được thể hiện ở:

  • A. Sự cân bằng trong tổng thể các thành phần trên - dưới tạo cảm giác vững chắc, hài hòa,.
  • B.Sự phân bố của màu sắc hài hòa tạo sự cân bằng về thị giác, không gây ra cảm giác lệch về một bên hay chưa hoàn chỉnh.
  • C. Sự cân bằng trong tổng thể các thành phần trước - sau
  • D. Sự cân bằng trong tổng thể các thành phần trái - phải tạo sự cân bằng về thị giác, không gây ra cảm giác lệch về một bên hay chưa hoàn chỉnh.

Câu 27: Làng tranh Đông Hồ nằm ở tỉnh, thành phố nào của nước ta?

  • A. Thừa Thiên Huế.
  • B. Hà Nội.
  • C. Bắc Ninh.
  • D. Bắc Giang.

Câu 28: Chất liệu màu sắc làm tranh dân gian Đông Hồ được tạo ra từ:

  • A. các nguyên liệu tự nhiên
  • B. hóa chất
  • C. phẩm màu
  • D. Cả tự nhiên và hóa chất

Câu 29: Tranh dân gian Đông Hồ có gam màu chủ đạo là:

  • A. Đen, đỏ
  • B. Vàng, xanh
  • C. Đen, xanh, vàng
  • D. A và B

Câu 30: Câu thơ của Tú Xương nói về dong tranh nào:

“Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột

Loẹt lòe trên vách bức tranh gà”.

  • A. Tranh Đông Hồ.
  • B. Tranh Hàng Trống.
  • C. Tranh làng Sình.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm mĩ thuật 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm mĩ thuật 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ