[Cánh diều] Trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 3: Mĩ thuật và thiên nhiên (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm mĩ thuật 6 chủ đề 3: Mĩ thuật và thiên nhiên sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tranh in thuộc lĩnh vực:

  • A. Thiết kế thời trang
  • B. Đồ họa tạo hình
  • C. Kiến trúc
  • D. Thiết kế nội thất

Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng nhất khi nói về tranh in?

  • A.Gián tiếp đưa chấm, nét, hình, màu từ một khuôn in lên bề mặt cần in để thể hiện ý tưởng của họa sĩ
  • B. Trực tiếp đưa chấm, nét, hình, màu từ một khuôn in lên bề mặt cần in để thể hiện ý tưởng của họa sĩ
  • C. Các nét vẽ được tận dụng một cách tối đa để làm bức tranh thêm sinh động
  • D. B và C

 Câu 3: Đâu không phải một thao tác để tạo ra một bức tranh in từ lá cây?

  • A. Xác định chủ đề bức tranh
  • B. Phơi khô lá cây
  • C. Chọn hình lá cây phù hợp
  • D. Xác định phương pháp thực hành

Câu 4: Có mấy cách in hình lá cây để tạo ra bức tranh?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 5: Màu sắc trong bức tranh in cần được lựa chọn như thế nào?

  • A. Hài hòa, phù hợp với chủ đề bức tranh
  • B. Phối màu càng nhiều càng tốt
  • C. Kết hợp giữa các gam màu nóng, lạnh
  • D. A và C

 Câu 6: Khối cầu là:

  • A. hình dạng hay gặp nhất trong không gian
  • B. có nhiều ứng dụng trong cuộc sống
  • C. khối cơ bản trong mĩ thuật
  • D. rất phổ biến trong thời trang

Câu 7: Trong hội họa, một vật nổi khối trên mặt phẳng nhờ:

  • A. sự thay đổi góc quan sát
  • B. các độ đậm, nhạt khác nhau
  • C. nghệ thuật phối cảnh
  • D. kĩ thuật dựng hình

Câu 8: Để tái hiện lại hình ảnh một mẫu vật trên mặt phẳng giấy, chúng ta cần:

  • A. Chọn góc quan sát vật mẫu
  • B. Xác định đặc điểm nổi bật của vật mẫu
  • C. Chọn giấy vẽ và vật mẫu
  • D. A và B

Câu 9: Bố cục bức vẽ được xác định bằng cách:

  • A. ước lượng, đánh dấu
  • B. in, khắc
  • C. ướm mẫu vật lên giấy
  • D. Cả A, B, C

Câu 10: Khi vẽ mẫu vật, cần lưu ý điều gì?

  • A. ước lượng chiều rộng, chiều cao của vật mẫu
  • B. không nên vẽ hình to hơn vật mẫu
  • C. đánh bóng vật mẫu để tạo chiều sâu cho bức tranh
  • D. Cả A, B, C

Câu 11: Độ đậm nhạt cơ bản trên mẫu vật được chia làm mấy mức:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 12: Nhận xét về bố cục của mẫu vật trong bức tranh

  • A. Mẫu vật được sắp xếp từ cao xuống thấp, từ to đến nhỏ
  • B.Mẫu vật được sắp đặt cân xứng, không có mẫu vật nào bị che khuất.
  • C. Mẫu vật được sắp xếp một các ngẫu nhiên
  • D. Mẫu vật được sắp đặt một cách rời rạc

Câu 13: Ứng dụng của việc ghép khối cầu bằng các múi bao quanh một đường trục thẳng là:

  • A. Mô hình quả địa cầu
  • B. Quả bóng nhựa
  • C. Đèn lồng
  • D. Lăng kính

Câu 14: Có thể thiết kế trang phục cho vật nuôi bằng:

  • A. Vải mềm
  • B.Nhiều loại vải khác nhau
  • C. Giấy nhún
  • D. Các loại vải chuyên dụng

Câu 15: Thiết kế thời trang là một lĩnh vực thuộc ngành:

  • A. Đồ họa
  • B. Mỹ thuật tạo hình
  • C. Mỹ thuật ứng dụng
  • D. Dệt may

Câu 16: Màu sắc, họa tiết trang trí trang phục cho vật nuôi thể hiện:

  • A. Giới tính vật nuôi
  • B. Sở thích, tính cách của người thiết kế
  • C. Độ tuổi của vật nuôi
  • D. A và B

Câu 17: Thiết kế trang phục cho vật nuôi không phải để:

  • A. Giữ ấm, tạo vẻ đẹp cho vật nuôi
  • B. Tăng giá bán vật nuôi
  • C. Thể hiện tình cảm đối với động vật
  • D. Làm phong phú đời sống tinh thần

Câu 18: Yếu tố quan trọng khi thiết kế trang phục cho vật nuôi là

  • A. Tìm được các họa tiết trang trí độc đáo
  • B. Có kỹ thuật may quần áo
  • C. Xác định được số đo vòng cổ, ngực hoặc bụng, chiều dài lưng vật nuôi
  • D. A và C

Câu 19: Loại vật liệu nào sau đây không nên sử dụng để thiết kế trang phục cho vật nuôi?

  • A. Vải mềm, co dãn
  • B. Nilon
  • C. Vải len
  • D. Vải cotton

Câu 20: Thị trường thời trang cho thú cưng ở Việt Nam hiện nay:

  • A. Còn chưa phát triển, không đa dạng về mẫu mã
  • B. Rất đa dạng, nhiều sự lựa chọn
  • C. Không được nhiều người quan tâm
  • D. Giá thành cao, nguồn cung hạn chế

Câu 21:  Đặc điểm nào sau đây cần lưu ý khi thiết kế trang phục cho vật nuôi?

  • A. Chọn chất liệu vải phù hợp
  • B. Xác định được số đo của vật nuôi
  • C. Định hình đặc điểm cơ thể vật nuôi
  • D. Cả A, B, C

Câu 22: Trang phục cho vật nuôi không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Thường có kích thước nhỏ hơn trang phục cho người
  • B. Thường khá đắt tiền và khó mua
  • C. Họa tiết, chất liệu phong phú
  • D. Có kiểu dáng đặc thù cho từng loài vật nuôi

Câu 23: Trang phục cho các loài vật nuôi khác nhau thường:

  • A. Khác nhau về họa tiết trang trí
  • B. Khác nhau về chất liệu vải
  • C. Khác nhau về kích thước, hình dáng bộ trang phục
  • D. Giống nhau về thiết kế

Câu 24: Để tạo ra các bộ trang phục cho vật nuôi, em có thể:

  • A. Tận dụng quần áo cũ
  • B. Sử dụng các loại vải với nhiều họa tiết khác nhau
  • C. Tìm kiếm các loại vải chuyên dụng
  • D. A và B

Câu 25: Khi trang trí trang phục cho vật nuôi, cần lưu ý điều gì?

  • A. Các họa tiết trang trí không nên quá rườm rà, tạo sự vướng víu khi di chuyển cho vật nuôi.
  • B. Có thể trang trí bằng nhiều họa tiết khác nhau
  • C. Các họa tiết trang trí phù hợp với màu lông của vật nuôi
  • D. A và B

Xem thêm các bài Trắc nghiệm mĩ thuật 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm mĩ thuật 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ