Câu 1: Đặc điểm thú vị về tỉ lệ mặt người là:
- A. Khoảng cách từ trán đến lông mày của mọi người gần như đều bằng nhau
- B. Trên khuôn mặt, tỉ lệ khuôn miệng thường nhỏ hơn tỉ lệ các bộ phận khác
-
C. Tính theo chiều dài khuôn mặt, khoảng cách từ chân tóc đền lông mày, từ lông mày đến chân mũi, từ chân mũi đến cằm thường bằng nhau
- D. Khoảng cách từ chân mũi đến miệng thường bằng khoảng cách từ miệng đến cằ
Câu 2: Theo em, đâu không phải một dạng khuôn mặt thường gặp:
- A. Mặt tròn
-
B. Mặt chữ nhật
- C. Măt trái xoan
- D. Mặt vuông
Câu 3: Có mấy cách thực hành vẽ chân dung?
-
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 4: Bức tranh chân dung phản ánh:
- A. Ngoại hình, nội tâm nhân vật
- B. Lứa tuổi nhân vật
- C. Sở thích của nhân vật
-
D. A và B
Câu 5: Để vẽ được một bức tranh chân dung, cần chú ý những yếu tố gì?
- A. Xác định được đối tượng muốn vẽ
- B. Quan sát, tìm ra những đặc điểm điển hìnhvề ngoại hình của nhân vật
- C. Xác định phương pháp thực hành
-
D. Cả A, B, C
Câu 6: Khi vẽ chân dung, cần quan sát:
- A. Khuôn mặt
- B. Kiểu tóc
- C. Các đặc điểm mặt, mũi miệng
-
D. Cả A, B, C
Câu 7: Đôi mẳt có thể có những hình dạng nào?
- A. Mắt to, tròn
- B. Mắt xếch
- C. Mắt hí
-
D. Cả A, B, C
Câu 8: Khi máy ảnh chưa ra đời, đâu là một phương tiện lưu giữ lại hình ảnh của con người
-
A. Các hình vẽ trên vách đá
- B. Tranh chân dung
- C. Tranh in màu
- D. Các tác phẩm điêu khắc
Câu 9: Trong tác phẩm của hoạ sĩ Giuseppe Arcimboldo, chân dung nhân vật được tạo thành bởi:
- A. Các đường net, màu sắc sặc sỡ
-
B. Bột màu
- C. Khuôn in
- D. Các loại rau, củ, quả
Câu 10: Trong nghệ thuật Ai Cập cổ đại, chân dung nhân vật thường được vẽ từ:
- A. Góc nhìn thẳng
- B. Góc nhìn chéo
-
C. Góc nhìn nghiêng
- D. A và C
Câu 11: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tranh chân dung?
- A. Qua tranh chân dung, ta có thể biết được tính cách, tình cảm, lứa tuổi của nhân vật.
- B. Vẽ tranh chân dung là diễn tả đặc điểm riêng của con người, đặc biệt là khuôn mặt.
- C. Có thể thực hành vẽ tranh chân dung bằng nét hoặc bằng mảng màu.
-
D. Tranh chân dung là hình ảnh lý tưởng hóa của nhân vật ngoài thực tế.
Câu 12: Tranh chân dung được chia làm mấy loại?
- A. 2 loại: tranh vẽ bán thân người và toàn thân người
- B. 3 loại: tranh vẽ phần đầu người, bán thân người và toàn thân người
-
C. 4 loại: tranh vẽ phần đầu người, bán thân người, toàn thân người và tranh vẽ chân dung nhóm người.
- D. Ý kiến khác
Câu 13: Tranh chân dung có thể được vẽ bằng:
- A. Bút chì
- B. Màu nước
- C. Sơn dầu
-
D. Cả A, B, C
Câu 14: Tranh chân dung có thể được sử dụng để:
- A. Làm quà tặng, trang trí
- B. Làm vật lưu niệm
-
C. A và B
- D. Tuyên truyền, cổ động
Câu 15: Ứng dụng thực tế phổ biến của hình vẽ phần đầu người là:
-
A. Mặt nạ
- B. Tranh trang trí
- C. In hình theo yêu cầu
- D. A và C
Câu 16: Đối tượng vẽ chân dung có thể là:
- A. Vua chúa, quan lại thời xưa
- B. Một gia đình nhiều thế hệ
- C. Một người bạn của em
-
D. Cả A, B, C
Câu 17: Các nghệ sĩ hóa trang gương mặt khi biểu diễn tuồng là một ứng dụng của nghệ thuật:
- A. Điêu khắc
-
B. Vẽ chân dung
- C. Trang trí
- D. Đồ họa 3D
Câu 18: Các vị lãnh tụ, nhân vật đặc biệt như anh hùng, danh nhân, vua chúa thường được vẽ chân dung theo hình thức nào?
-
A. Toàn thân
- B. Bán thân
- C. Theo góc nghiêng
- D. Theo góc chính diện
Câu 19: Đâu là tên một bức tranh chân dung nổi tiếng?
- A. Mùa thu vàng
- B. Thiếu nữ bên hoa huệ
- C. Monalisa
-
D. Cả B và C
Câu 20: Bức tranh chân dung nổi tiếng thế giới “Monalisa” là của hoạ sĩ nào?
- A. Van Gogh
- B. Rembrandt
-
C. Leosnard de Vinci
- D. Hiện chưa rõ tác giả