Bài 1: Trên vành của một chiếc kính lúp có ghi G = 5x. Vật nhỏ S có chiều cao là 0,4cm được đặt trước kính lúp và cách kính lúp 3cm. Ảnh của S qua kính lúp cách S bao nhiêu xen ti mét?
Bài 2: Một người có điểm cực cận cách mắt 25cm. Người này quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ bội giác G = 5x. Mắt đặt cách kính 10cm. Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính để người này có thể quan sát được vật đúng cách?
Bài Làm:
Bài 1: Tiêu cự của kính lúp là:
G = $\frac{25}{f}=>f=\frac{25}{G}=\frac{25}{5}$ = 5cm
Vì d < f nên ảnh này là ảnh ảo, nằm cùng phía với vật so với kính lúp
Áp dụng công thức thấu kính hội tụ với ảnh ảo
$\frac{1}{f}=\frac{1}{d}-\frac{1}{d'}=>\frac{1}{d'}=\frac{1}{d}-\frac{1}{f}=\frac{1}{3}-\frac{1}{5}=\frac{2}{15}$
=> d' = 7,5 cm
=> Khoảng cách từ ảnh đến vật là: 7,5 – 3 = 4,5 (cm)
Bài 2: Tiêu cự của kính lúp là:
G = $\frac{25}{f}=>f=\frac{25}{G}=\frac{25}{5}$ = 5cm
Kính lúp là thấu kính hội tụ. Người này quan sát bằng kính lúp đúng cách tức là phải đặt vật trong khoảng tiêu cự. Và để người này quan sát được ảnh thì ảnh phải cách mắt ít nhất 25cm. Do mắt cách kính lúp 10cm nên ảnh phải cách kính lúp ít nhất 15cm.
Áp dụng công thức thấu kính cho trường hợp ảnh ảo ta có
$\frac{1}{f}=\frac{1}{d}-\frac{1}{d'}=>\frac{1}{d}=\frac{1}{f}+\frac{1}{d'}$
Do d’ > 15cm nên =>$\frac{1}{d}<\frac{1}{5}+\frac{1}{15}=\frac{4}{15}$
=> d > 3,75 (cm)
Vậy vật phải đặt cách kính lúp từ 3,75cm đến 5cm.